Tab Từ Khóa "Du lịch Hà Nội"
Showing posts with label Du lịch Hà Nội. Show all posts
Trong màn sương mù dày đặc, những cánh hoa sưa mỏng manh vẫn thu hút ánh nhìn của người qua đường với màu trắng muốt nổi bật giữa nền xanh lá.
 <<So với mọi năm, hoa sưa nở muộn hơn gần 2 tuần khiến nhiều người mong ngóng. Anh Trịnh Giang, một người có kinh nghiệm chụp ảnh hoa sưa nhiều năm cho biết, các năm trước, loài hoa này thường nở cuối tháng 2, đầu tháng 3 khi mưa phùn chuyển mùa.

 << Với góc nhìn của người yêu Hà Nội, bạn sẽ vẫn thấy những khung cảnh rất tình trong thời tiết sương mù giăng khắp này.


 << Hoa sưa những ngày này đã nở trắng trên nhiều con phố Hà Nội, cùng với thời điểm thời tiết miền Bắc mưa phùn và sương mù.


  <<Mỗi năm hoa sưa nở một lần, lại kéo dài chỉ khoảng một tuần nên khi bung nở, không ít người phải tranh thủ để chớp khoảnh khắc đẹp của loài hoa này.Mỗi năm hoa sưa nở một lần, lại kéo dài chỉ khoảng một tuần nên khi bung nở, không ít người phải tranh thủ để chớp khoảnh khắc đẹp của loài hoa này. 


 << Màu xanh non của cây sưa mang đến không khí rất xuân cho khu vực hồ Giảng Võ.


 << Mỗi năm hoa sưa nở một lần, lại kéo dài chỉ khoảng một tuần nên khi bung nở, không ít người phải tranh thủ để chớp khoảnh khắc đẹp của loài hoa này.


 << Cùng với hoa ban và hoa bưởi, hoa sưa cũng được nhắc đến như một biểu tượng của tháng 3.


 <<Hoa sưa cũng nhanh tàn nên có thể rụng hết chỉ sau một cơn mưa phùn.


 << Hoa sưa mọc trên cao, trắng muốt từng chùm như những bông tuyết, đẹp dịu dàng mà nếu không để ý bạn sẽ rất dễ bỏ qua.

 << Cây hoa sưa thường chuyển màu rất nhanh. Có thể chỉ vài ngày trước vẫn cây còn khẳng khiu, trơ trụi nhưng sau đó đã khoác lên màu áo trắng tinh, rồi chuyển xanh non mơn mởn.


 << Tuy nhiên không vì thế mà hoa sưa năm nay mất đi vẻ đẹp tinh khiết vốn có. Những con đường nổi tiếng ngắm hoa sưa ở Hà Nội gồm Điện Biên Phủ, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Thanh Niên, khu vực hồ Giảng Võ.
Vy An - Ảnh: Giang Trịnh
Theo Vnexpress 
Khu du lịch rừng tự nhiên Bằng Tạ nằm trên một quả đồi thấp, thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội, cách khu du lịch Ao Vua 14km và hồ suối Hai 3,8km.

Với số lượng động thực vật phong phú, Bằng Tạ không chỉ là địa danh thu hút khách đơn thuần mà còn là nơi bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái đa dạng và nghiên cứu thiên nhiên, động vật hoang dã. Tổng diện tích toàn bộ khu du lịch là 26,5ha, trong đó riêng diện tích rừng nguyên sinh hơn 17ha.

Bằng Tạ là rừng nguyên sinh gồm 4 tầng cây khép kín tán. Theo kết quả khảo sát sinh thái và tài nguyên sinh vật của Viện Địa lý Việt Nam đã thống kê ở đây có 387 loài thực vật thuộc 252 chi, 94 họ của 4 ngành thực vật bậc cao.

Về động vật ở rừng Bằng Tạ và các địa bàn phụ cận hiện có 13 loài thú thuộc 7 họ, 4 bộ điển hình như họ chuột, dơi quạ, cầy lỏn, sóc cây họ chuột... Riêng chim có 69 loài thuộc 37 họ và 13 bộ.

Hiện tại, khu vực Bằng Tạ có các loài chim lặn, hạc, cắt, sếu, bồ câu, cu cu, sả, gõ kiến, sẻ và các loài bướm... Trong rừng nguyên sinh hiện có trên 200 con khỉ, sống theo từng bầy đàn...

Đến với rừng nguyên sinh Bằng Tạ, du khách có thể thuê xe bò kéo, cưỡi ngựa hoặc đi bộ chứ không được phép đi các loại động cơ. Đây là điều rất độc đáo của khu du lịch này.

Trong tương lai, khu rừng này sẽ được trồng thêm nhiều loài lan quý như hoàng thảo, địa lan, lan hài..., nuôi thả bán tự nhiên thêm một số loài động vật như nai, hoẵng, lợn rừng, hươu sao, hổ, báo, gấu, linh trưởng... để du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn và tìm hiểu cuộc sống của các loài thú hoang dã.

Phía bắc của rừng là đầm Long, một hồ nước rộng mênh mông được cải tạo thành các hồ sen, tạo cảnh quan môi trường tự nhiên hấp dẫn. Đầm Long là nơi cư ngụ của các loài động vật, bò sát như cuốc, bìm bịp, tắc kè, thằn lằn, kỳ đà họ rắn nước, rắn hổ chúa...

Sau khi tham quan rừng nguyên sinh, du khách có thể ra bơi thuyền quanh đầm, thả câu hoặc chèo thuyền tới các khu nhà nổi giữa đầm... Quanh bờ đầm Long là những rặng tre, nơi các loài chim về đậu và làm tổ.

Đến với Bằng Tạ du khách sẽ có cơ hội được hít thở bầu không khí trong lành, dạo chơi cùng những loài vật yêu quý, thưởng thức các đặc sản của vùng rừng núi Ba Vì hay tham quan một quần thể làng của dân tộc Mường với nhiều nhà sàn và các hoạt động văn hóa sinh động như đốt lửa trại, uống rượu cần, nghe ca múa nhạc dân tộc...

Nếu ai đó có nhu cầu dã ngoại, sẽ được cung cấp lều bạt, và được hướng dẫn tận tình khu cắm trại và đốt lửa trại. Trong quần thể khu du lịch này cũng xây dựng một khu chợ quê dùng làm nơi giao lưu văn hóa các dân tộc, bán hàng thổ cẩm, phục vụ đặc sản văn hóa ẩm thực... Từ Bằng Tạ du khách có thể dễ dàng nối tour với các điểm du lịch quanh vùng như khu du lịch Ao Vua, vườn cò Ngọc Nhị, hồ Suối Hai...

Theo VietnamTourism
Nằm trong khuôn viên của Vườn quốc gia Ba Vì, cách Hà Nội 65 km về phía Tây: đỉnh non Tản thuộc dãy núi Ba Vì là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá.
Khám phá bí mật của ngàn xanh trên đỉnh Non Tản, bạn mới thấy Nguyễn Tuân viết về cuộc sống chốn thần tiên "ngày tháng thì dài, mà không thấy sốt ruột" là có thật.

Đến ngọn núi Tản Viên, nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối linh trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, du khách không chỉ được trở về với huyền tích xa xưa, mà còn đắm chìm trong khung cảnh kỳ bí và thơ mộng của ngọn núi linh xứ Đoài. Nơi đây được ví như đỉnh Olympus trong thần thoại Hy Lạp – nơi ngự trị của thần Zeus.

Núi Tản Viên cao 1.281 m, hay còn gọi là Tản Sơn, Ngọc Tản… Sở dĩ có tên gọi như vậy vì đỉnh núi tròn như cái tán, rộng rãi bao la, hiên ngang hùng vĩ làm trấn sơn cho cả một vùng.

Khu di tích lịch sử đền thờ Tản Viên Sơn Thánh gồm ba ngôi đền: Đền Thượng, đền Trung và đền Hạ. Trong đó đền Thượng là ngôi đền chính, gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian liên quan đến tín ngưỡng tâm linh của người Việt.

Hành trình từ chân núi lên đến đền Thượng phải trải qua 12 km đường rừng núi. Nếu đi xe máy phải mất độ 30 phút, đi bộ mất khoảng nửa ngày mới lên đến cốt 1.000 m, nhưng không phải ai cũng có sức khỏe để đi bộ lên được.

Vượt qua những con đường núi vòng vèo uốn lượn, với nhiều khúc cua hiểm trở và cái lạnh quanh năm của núi rừng, người cầm lái phải rất cẩn trọng và kết hợp nhuần nhị mọi động tác phanh cua, về số, tăng ga để vững vàng đối phó với sự ngoặt ngoèo bất ngờ của đường trường.

Trên những cung đường vòng vèo lưng núi, bạn sẽ thấy một bên là cây rừng rậm rạp ngút ngàn với hệ sinh thái đa dạng, một bên là khoảng không bao la với màu trắng xóa của mây trời không phân định và bạn chỉ có thể nhìn thấy tầng dưới rừng cây ở tầm nhìn gần.

Đôi khi có một đám mây trôi qua trước mặt, người lữ khách thích thú dừng chân để thỏa sức ngắm nhìn, cảm nhận rõ rệt cái lạnh xuyên thấu của những giọt nước mây tích tụ đang từ từ bay qua.

Đến cốt 1.000 m, bạn sẽ bắt gặp cổng đền. Từ đây, chỉ có một con đường bộ duy nhất men theo triền núi, đi qua 225 bậc thang nhỏ, rất dốc và hẹp, phải dừng chân nghỉ ở nhiều chặng bạn mới mới có thể lên đến nơi.

Đền Thượng là ngôi đền có lối kiến trúc độc đáo, tựa lưng vào núi tạo thế vững chãi. Hậu cung chính là vách đá Thắt Cổ Bồng linh thiêng có từ ngàn đời xưa, nơi có cây bách xanh cổ hàng trăm năm tuổi. Cành lá nhuốm màu rêu phong của thời gian vươn mình che chắn cho ngôi đền giữa chốn non cao, tựa như cột chống trời trong cõi mơ thực. Ngôi đền tuy không rộng, nhưng huyền bí, có độ sâu thẳm về tâm linh.

Nguyễn Tuân từng viết: "Đứng ở mái nam Đền Thượng mà nhìn xuống thấy được cả khói từ Hoàng Thành Thăng Long, và biết được dải Đà Giang là có thế hiểm". Theo lời của những người trông giữ đền thì vào những hôm trời nắng đẹp, quang mây quả nhiên có thể thấy được.

Nhưng không phải ai cũng có cái may mắn ấy, bởi vào mùa này, phóng tầm mắt ra xa du khách chỉ thấy độc một màu trắng xóa. Thảng hoặc có đám mây gặp gió lướt qua vội vã, để lộ ra quang cảnh núi non hùng vĩ bên dưới, khoảnh khắc ấy như một thước phim quay chậm mà chỉ những vị có duyên mới chớp mắt ghi hình được.

Tận hưởng cuộc sống chốn non cao, ngược dòng lịch sử đắm mình trong thế giới tâm linh và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên này, con người ta thấy được tĩnh tại, thanh nhàn đến lạ.

Ngày nay không ít người khi du lịch đến đây phần nào còn tưởng tượng quanh cảnh "Trên đỉnh non Tản" vẫn đầy bí ẩn, huyền hoặc như trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Tuân thuở ấy.

Đã thành tục lệ nhiều năm nay, hàng năm cứ vào ngày Rằm tháng Giêng, người dân ở thôn Đông Sàng, làng cổ Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) lại cùng nhau tập trung đi dự tiệc ở Đình làng. Dịp đầu xuân, các vị cao niên, những người xa quê, người dân trong làng...lại cùng nhau dùng tiệc ẩm thực, nâng cao tinh thần đoàn kết, giáo dục con cháu những giá trị truyền thống của quê hương.

Dịp Xuân Bính Thân (2016), cùng với việc tổ chức tiệc và hội làng Đông Sàng như thường lệ, người dân nơi đây còn được đón nhận danh hiệu Làng văn hóa lần 2.

Với mong muốn giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, từ nhiều năm nay, cứ vào dịp Rằm tháng Giêng người dân trong thôn Đông Sàng lại tổ chức tiệc cho các gia đình cùng tham dự tại đình làng.

Từ các vị cao niên trong làng, những người có chức sắc trông coi đình mang trên mình những bộ áo dài truyền thống rực rỡ sắc màu xuân đi dự hội.

Đến cả những em bé cũng được bố mẹ đưa đi dự hội làng.

Mọi hộ gia đình trong làng đều được tham dự tiệc và lễ hội do làng tổ chức. Một phần kinh phí do nhân dân đóng góp và một phần kinh phí từ những nhà hảo tâm, công đức cho làng.

Việc chuẩn bị nấu ăn, trang trí, đón khách...đều được mọi người dân phân chia nhau thực hiện để phục vụ cho tiệc làng.

Mỗi người thực hiện những công việc khác nhau để buổi tiệc thực phẩm của làng được trở nên hoàn thiện.

Những món ăn được trang trí và sắp đặt khá gọn gàng, sạch sẽ. Trong bữa tiệc thường là những món ăn đặc sản làng như gà mía, thịt quay đòn, bánh trôi nước,...

Bánh tẻ là một khai vị không thể thiếu của bữa tiệc.

Hàng nghìn người trong làng từ các cụ già, người trẻ, thậm chí cả những người con xa quê cũng về đây vừa dự tiệc, vừa giáo dục con cháu những giá trị truyền thống của quê hương.

Các em học sinh cũng đi dự tiệc.

Các thanh niên, sinh viên trong làng cũng về đây phục vụ cho tiệc và lễ hội làng. Được biết, tiệc làng Đông Sàng xuân Bính Thân này đón tiếp hơn 1.200 lượt người tham dự.

Theo Vương Trần (Báo Lao Động)
Xen lẫn giữa cái ồn ào, náo nhiệt của Hà Nội ta có thể dễ dàng bắt gặp một ngôi chùa nằm ẩn mình thanh tịnh trên một con phố nhỏ ở quận Cầu Giấy, đó là chùa Hà.

Chùa Hà là một trong những quần thể chùa đẹp và thu hút rất nhiều phật tử, du khách và ngay cả các bạn trẻ Hà Thành.

Không biết từ bao giờ người Hà Thành lại gắn cho chùa Hà một niềm tin tha thiết vào hai chữ “tình duyên”.Nếu như các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú đến đây cầu duyên

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Liên quan đến lịch sử hình thành ngôi chùa này có hai truyền thuyết. Theo truyền thuyết thứ nhất: chùa có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Khi ấy nhà vua đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên đi đến một ngôi chùa trên vùng Dịch Vọng ngày nay để cầu tự, sau đó sinh ra Thái tử Càn Đức, sau này lên ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Ngôi chùa nhà vua đến về sau đổi tên thành chùa Thánh Chúa. Trên đường về nhà vua lại ghé thăm một ngôi chùa khác và ban tiền để sửa chùa. Ngôi chùa này chính là chùa Hà và do vậy mà chùa mang tên chữ là: Thánh Đức tự.

Hiện nay, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa. Bên phải chùa là ngôi đình Hà làm hoàn toàn bằng gỗ quý, thờ 2 vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương, thế kỷ VI có công chống giặc Lương.

Chùa Hà xưa hướng Tây nhìn lên sông Nhuệ, tam bảo 5 gian rộng, hậu cung 3 gian theo kiểu chữ đình, bên cạnh là điện mẫu.
Nhiều du khách đến lễ tại đây băn khoăn không biết lễ ở đâu trước cho phải. Theo hướng dẫn của ban quản lý thì chùa Hà là một quần thể chùa, bao gồm chùa Hà và đình Hà. Phía sau là đền thờ Mẫu thờ Thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian. Muốn cầu tài cầu lộc thì lễ ở điện chính, cầu duyên thì dâng hương ở nhà thờ Mẫu.

Chùa Hà có rất nhiều cây cổ thụ, trong đó có cây muỗm cạnh lò hóa vàng hương đã có tuổi đời hơn 300 năm. Mấy năm nay, có lẽ do đã quá già nên chất lượng quả không còn được như xưa. Đa phần quả đều bị khô và rỗng bên trong.

Cây khế phía trước sân cũng được gần trăm tuổi, ra hoa và đơm trái quanh năm. Mấy cây đa có nguôn gốc Ấn Độ luôn xanh tốt, rợp bóng sân chùa, đã nhiều lần tỉa bớt cành những vẫn xòe tán rất rộng. Phía trước sân chùa là một chiếc ao hình bán nguyệt, được bao phủ bới nhiều cây xanh.

Những năm 60, phía trước chùa Hà còn là ruộng reo mạ. Qua thời gian, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa và tôn tạo với tầm vóc ngày càng to đẹp và khang trang hơn nhưng kiến trúc chùa và tam quan vẫn được giữ nguyên. Các công trình kiến trúc của chùa được tập hợp, quy hoạnh tập trung trong một khoảng không gian rộng thoáng gồm: cổng tam quan, vườn cây xanh, hồ nước hình bán nguyệt… chùa chính được kết cấu theo chữ Đinh có Tiền Đường, Thượng Điện, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ. Ngay cổng vào của chùa còn có một tấm bia đá, ghi lại thời gian khắc bia, và kê diện tích, địa điểm xây dựng chùa.

Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng nên chùa thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, lễ Phật. Trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.


Thêm vào đó, trong giới trẻ còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa này: nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ. Chính điều đó khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.


Đến với chùa Hà, du khách không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp truyền thống, một vẻ đẹp cổ đậm chất Việt Nam mà còn biết thêm những giá trị lịch sử của dân tộc. Với khuôn viên rộng và có ghế đá cho du khách dừng chân, ta có thể tìm ở nơi đây một cảm giác yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng Thủ đô.

Theo Bảo Anh (TTVN)

Nầm nướng, ngẩu pín, súp tinh hoàn là món được chế biến từ những bộ phận nhạy cảm của gà, dê, bò hay ngựa, rất phổ biến ở các quán nướng tại Hà Nội.

Các món nói trên rất hấp dẫn thực khách, đặc biệt là các đấng mày râu, bởi có một niềm tin rộng rãi trong công chúng về việc "ăn gì bổ nấy".

Ngẩu pín nướng

Ngẩu pín chính là món ăn được chế biến từ bộ phận sinh dục của con bò đực. Khi nướng, món ăn này trở thành đồ nhậu ưa thích của đàn ông.

Ngẩu pín nướng

Ngẩu pín nướng hấp dẫn thực khách là đàn ông. Ảnh: M.C

Ngẩu pín được chế biến bằng cách thái nhỏ như những miếng thịt xiên, ướp ngũ vị và chút mật ong, kẹp vào vỉ hoặc xiên vào que rồi nướng trên than hoa đến chín vàng. Món ăn này có vị ngon ngọt, sần sật, dai dai và mùi thơm của mật ong. Ngẩu pín nướng thường được chấm tương ớt, ăn cùng các loại rau thơm như mùi tàu, húng chó, lá mơ, rau diếp cá, húng bạc hà...

Hà Nội, bạn có thể tìm quán bán món này ở phố Phương Liệt, phố Nguyễn Khánh Toàn, Lê Thanh Nghị hoặc phố Phùng Hưng.

Súp tinh hoàn gà

Nhiều người thích món ăn này bởi cho rằng nó giúp tăng cường sinh lực phái mạnh. Cách chế biến cũng rất đơn giản, chỉ cần băm nhỏ lá hẹ rồi nhét vào giữa tinh hoàn, đem hấp cách thủy. Ngoài ra, tinh hoàn gà có thể xào cùng các loại rau, vẫn dẻo và mềm ngọt.

Món ăn này rất phổ biến ở Việt Nam. Bạn dễ dàng tìm trong các quán ăn chuyên về gà ở Hà Nội.

Nầm bò

Nầm (vú) bò nướng là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, nhất là vào những ngày đông lạnh giá. Tuy là món dễ làm nhưng để ngon quan trọng nhất là khâu tẩm ướp và nước chấm. Nầm bò sau khi nướng có độ giòn, sật sần cùng vị thơm của dầu ăn, bơ. Món ăn này ăn kèm với đậu bắp, cà chua, cà tím, hành tây.

Nầm bò nướng

Nầm bò nướng. Ảnh: Trí Hưng

Khác với nầm nướng, món nầm chiên được chao trong chảo ngập dầu sôi sau khi tẩm ướp gia vị, chút bột, vừng... cho tới vàng. Nhờ đó, lớp vỏ bên ngoài giòn nhưng lớp nầm bên trong lại chín mềm.

Có thể tìm món ăn này tại các quán ăn trên phố Phạm Ngọc Thạch, phố Mã Mây.

Pín ngựa

Pín ngựa được nhiều đàn ông ưa chuộng bởi đây là món ăn có tác dụng "lấy lại bản lĩnh đàn ông". Thường pín được làm sạch, thái khúc rồi đem ninh nhừ với nước luộc gà. Cá quả được băm nhuyễn trộn đều với lòng trắng trứng, chút gia vị, rượu, hành, gừng, nấm hương rồi vê thành từng viên đem hấp lên. Khi ăn pín hầm được bày cùng với viên cá, rồi rưới nước hầm đã thêm một chút bột đao vào cho sánh, và thường ăn nóng.

Ngoài ra còn một cách chế biến khác cũng không kém phần hấp dẫn. Pín đem ngâm nước nóng cho nở ra rồi loại bỏ lớp da bên ngoài, rửa sạch, thái khúc rồi đem xào cùng thịt gà, thêm chút gừng thái chỉ cho thơm. Đảo đều tay cho đến khi ngả sang màu vàng rồi đổ nước, cho gia vị, chút rượu vang đun nhỏ lửa, khi ăn pín ăn rất mềm và giòn.

Món ăn này được bán ở quán ăn trên đường Hoàng Quốc Việt

Nầm dê nướng

Hà Nội không thiếu gì các quán ăn liên quan đến dê, đặc biệt là món nầm dê nướng. Nầm dê mềm, giòn giòn, được ướp gia vị đậm đà và nướng trên các bếp than hoa. Món này thường được chấm với chao mới đúng điệu.

Vú dê nướng

Vú dê nướng thường ăn cùng rau muống, đậu bắp. Khi miếng vú dê chuyển sang màu vàng sẫm, bạn sẽ gắp ra chấm chao và cho vào miệng. Ảnh: Linh Lê

Chao chấm phải được pha ngon, không quá mặn cũng không quá ngọt, và được cho thêm chút sa tế cay cay. Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt vào những lúc trời mát.

Cà dê hấp

Đây là món ăn khoái khẩu của đàn ông. Để chế biến món cà dê (ngọc dương) hấp, người ta chọn ngọc dương, thận, hoặc cả bộ sinh dục con dê cắt miếng mỏng, ướp hành tỏi, ngũ vị hương, cho lên đĩa rồi đổ rượu vào đốt, hơi nóng của rượu sẽ làm chín ngọc dương.

Ngoài ra, người ta còn dùng cà dê để chế biến thành món lẩu. Nước dùng lẩu được chế từ củ sen, hạt sen và củ súng rồi nhúng phần ngọc dương vào. Tuy nhiên bạn chỉ nên nhúng tới chín nếu không sẽ làm giảm tác dụng của ngọc dương.

Có thể tìm món ăn này trên đường Tây Sơn, phố Nguyễn Khang.

Anh Phương
Là đất trồng bưởi nổi tiếng Hà Thành, khu vực Cầu Diễn (Cầu Giấy, Hà Nội) cứ đến tháng 3 lại thu hút khách tham quan và những tay máy đi tìm dấu ấn của mùa.

<< Trên nhiều con phố mùa này hoa bưởi được bày bán thơm nức mũi. Tuy nhiên để đắm mình trong hương thơm đặc trưng của tháng 3, không ít người đã tìm về khu Cầu Diễn.









<< Đây là đất trồng bưởi nổi tiếng Hà Nội, cho ra đời những trái bưởi vàng thơm, mọng nước, vị ngọt thanh. Hoa bưởi thường nở dịp cuối tháng 2, đầu tháng 3 và được coi là loài hoa đặc trưng cho thời gian này.









<< Hiện hoa bưởi trong các vườn đã bung nở, tỏa hương thơm ngát. Nếu đến khu Cầu Diễn hay chùa Diễn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những khu vườn ngập tràn sắc trắng tinh khôi.











<< Bưởi được các hộ gia đình ở đây chăm nom để thu hoạch lấy quả, do đó bạn có thể xin phép vào vườn tham quan và chụp ảnh mà không mất phí. Tuy nhiên hoa bưởi dễ rụng nên bạn cần cẩn thận để không ảnh hưởng đến vườn.









<< Theo người dân, hoa bưởi đem bán không phải hái từ những cây bưởi lấy trái mà thường từ cây dùng để chiết cành. Bởi lẽ đó, khi thăm các vườn bưởi ở đây, bạn có thể thoải mái hít hà hương thơm thanh khiết hay chụp ảnh nhưng chẳng thể mua được những chùm hoa trắng ngần mọc lơ lửng trên cành.








<< Cô Hiền, chủ một vườn có 70 gốc bưởi, cho biết một cây thường đậu khoảng 30 - 40 quả. "Loại bưởi này cây thường yếu so với các loại khác nên phải bón lân, đạm, bơm thuốc chống sương, chống sâu, tưới nước ngâm đậu nành hòa cùng kali. Có như vậy quả mới đẹp, nước mới đậm", cô Hiền chia sẻ bí quyết chăm bưởi Diễn.
























<< Hoa bưởi thơm nhưng nhanh tàn và rụng, thường khoảng thời gian này kéo dài 3 - 4 tuần.













<< Do đó, hoa bưởi ở Cầu Diễn chỉ còn nở khoảng 1 - 2 tuần nữa.
















<< 
Cầu Diễn cách trung tâm Hà Nội khoảng 6 km về phía tây. Bạn có thể dễ dàng đến đây bằng xe máy hoặc xe buýt các tuyến 20, 32.

Nguồn: Theo Vy An (Vnexpress)