Tab Từ Khóa "Tin tức ẩm thực"
Showing posts with label Tin tức ẩm thực. Show all posts

(TTO) - "Một mai em gái theo chồng/ Còn đâu bánh giá chợ Giồng mời anh"... Đó là chiếc bánh giá chợ Giồng nổi tiếng ở Gò Công Tây, Tiền Giang đã đi vào văn học dân gian.

< Bánh giá chợ Giồng thơm ngon và hấp dẫn.

Chợ Giồng là tên cũ của chợ Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây hiện nay. Bánh giá vừa là món ăn chơi vừa là món bánh khéo dùng trong các tiệc tùng trang trọng. Nhà văn Hồ Biểu Chánh từng nhắc đến món bánh này trong tác phẩm của ông và nghe đâu hai câu ca dao trên hình như có liên quan đến một mối tình dang dở của đôi trai gái xứ Gò.

< Cho bột và nhưn bánh vào vá.

Bánh giá hay bánh vá đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng bánh đổ bằng bột và giá làm bằng đậu xanh nên mới gọi là bánh giá.

Lại có cách giải thích chiếc bánh trước khi chiên người ta cho bột vào một dụng cụ giống như cái vá múc canh nên mới gọi là bánh vá. Dù gọi thế nào, chiếc bánh chợ Giồng Gò Công đã đi vào văn hóa ẩm thực Nam bộ từ lâu rồi.

Cách làm bánh giá cũng tương tự bánh cống nhưng cầu kỳ hơn, tỉ mẫn công phu hơn. Nguyên liệu chính để làm bánh giá gồm bột gạo, bột đậu nành, thịt nạc, gan heo, tôm đất, giá, đậu phộng, nấm mèo. Để chiếc bánh thơm ngon, mùi vị đặc trưng, nhiều người còn cho thêm hột gà, óc heo vào bột trước khi chiên.

< Đặt lên mặt bánh 1 - 2 con tép và đậu phộng trước khi chiên.

Theo chị Trần Hồng Loan - người con gái quê hương chợ Giồng, trước khi làm bánh phải chuẩn bị gạo 3 phần, đậu nành 1 phần đem ngâm nước chung một đêm trước khi xay thành bột. Cho bột vào vá rồi phần nhưn gồm giá sống, thịt, gan heo... xong múc bột trải đều lên bánh, vun đầy như chiếc bánh bao. Kế đến đặt 1 - 2 con tép và đậu phộng lên mặt bánh trước khi cho vào chảo dầu đang sôi.

Khi bánh chín từ từ rút vá ra, trở bánh cho chín đều, xong vớt ra để ráo dầu. Nhìn con tôm đỏ au nằm trên mặt bánh và nhớ mấy câu thơ tình tứ “Anh ơi về tới Gò Công/ Nhớ mua bánh giá chợ Giồng tặng em” cũng đã thấy ngon. Giờ đây, người đổ bánh giá ở Gò Công không còn nhiều, có lẽ do cách làm quá công phu và tốn kém.

< Bánh giá chiên chín để cho ráo dầu.

Nhiều người kể lại trước đây bánh giá xứ Gò làm bằng con tôm đất đỏ au, ngọt lừ, chiên xong gói bằng lá chuối khô, về tới nhà mở ra bánh vẫn còn thơm phức. Bây giờ con tôm đất hiếm hoi, người làm phải thay thế bằng tép rong, tép trấu, chất lượng không ngon bằng. Bánh mua về nhà thường đựng bằng bọc nilông nên cũng mất đi mùi vị thơm tho, béo giòn.

Đúng là muốn tìm lại mùi vị nguyên sơ của chiếc bánh giá Chợ Giồng thật không dễ gì!

Bánh giá ăn kèm với rau sống và nước mắm chua cay, một loại nước chấm được chế biến kỳ công gồm tỏi, ớt, chanh, đường sao cho vừa mặn, ngọt, vừa dìu dịu thơm ngon. Trước khi đưa đĩa bánh ra bàn ăn, chủ quán bao giờ cũng dùng kéo cắt bánh ra từng miếng nhỏ vừa ăn. Ai thích có thể gọi thêm một đĩa bún ăn kèm với bánh.

Trên bàn tiệc, trước khi ăn người ta thường tách bánh ra làm đôi làm tư, ít ai dùng đũa gấp nguyên chiếc bánh cho vào chén, ăn như vậy bị coi là thiếu tinh tế, thiếu lịch sự.

Theo Hoài Vũ (Dulich.Tuoitre)

(NLĐ) - Khi những miếng thịt trâu một nắng thơm lừng vàng rộm, mỡ chảy nghe lèo xèo là chín, và thưởng thức nó khi còn nóng hổi, trong không khí ấm cúng gia đình, bạn hữu bên chum rượu cần thì chẳng gì có thể thú vị hơn.

Đến với Phù Yên, một huyện lỵ nằm ở phía Đông của tỉnh Sơn La, giáp với địa bàn của huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, du khách không chỉ bị hút hồn bởi cảnh sắc núi rừng điệp trùng, những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, lạ lẫm của bà con các dân tộc nơi đây, mà có một món ăn ngon nức tiếng, khiến khách từng qua đây không thể không thưởng thức, đó là món thịt trâu một nắng nướng than hoa, ăn một lần còn thèm mãi.

Tại Phù Yên, cũng như nhiều huyện thị khác của tỉnh Sơn La, món thịt trâu, thịt bò gác bếp vốn được coi là “đặc sản” và luôn được bà con các dân tộc bỏ ra làm món thết đãi khách quý, nhất là khách thân thuộc ở xa tới.


Cũng phải công nhân một điều là, món thịt trâu, thịt bò khô gác bếp ăn là lạ, rất ngon miệng, nhưng “nhược điểm” của loại thịt làm khô tự nhiên này là nó hơi cứng, dai, vì vậy với những người răng yếu khi ăn là một cực hình. Và để tạo ra món ăn mềm mại hơn cũng từ nguyên liệu thịt trâu, thịt bò, Phù Yên đã là một trong những nơi “khởi tổ” ra món thịt trâu một nắng ngon trứ danh.

Thịt trâu dùng để làm món này là loại thịt nạc thăn lấy ra từ những con trâu được chăn thả tự nhiên, có thớ thịt săn chắc. Sau khi đã lọc các gân mỡ, lọc bỏ da, thịt được sắt miếng mỏng nhưng to bản. Các miếng thịt càng to bản càng tốt, bởi khi qua các công đoạn chế biến thịt sẽ co lại, vì vậy các miếng thịt nhỏ quá sẽ không có sự bắt mắt cho lắm.

Khi pha từng miếng thịt xong, người ta dùng khăn bông, hoặc vải trắng sạch sẽ thấm qua các miếng thịt cho khô ráo hết nước đi. Thịt sau đó được cho vào ướp gia vị, và công đoạn này là cực kỳ quan trọng khi nó quyết định tới độ ngon của món thịt khi thưởng thức.


Các thứ gia vị dùng để ướp cùng món thịt trâu bao gồm có là: tỏi, ớt, gừng tươi giã nhuyễn; đường kính, vài cánh hoa hồi; muối; mắm ngon; và đặc biệt là mắc khén- một loại tiêu rừng cay nồng, thơm phức của người dân tộc.

Cung cách ướp và nêm nếm gia vị sao cho thật khéo, đủ độ, khi không quá nhạt, không quá mặn là rất cần thiết, vì nếu như nêm không đủ gia vị, nhất là mắm, muối thì món thịt sẽ nhạt, giảm vị ngon ngọt đậm đà, còn nếu quá lỡ tay bỏ quá muối, mắm thì món thịt sẽ mặn, mà như chúng ta đều biết là các món ăn mặn cũng sẽ mất ngon.

Chính vì vậy, theo như những gia chủ có kinh nghiệm làm món này ở Phù Yên, thì việc ướp thịt trâu thường do những người có kinh nghiệm đứng bếp đảm nhận, vì khi đã làm quen rồi thì định lượng gia vị cho vào món sẽ rất chuẩn, mặc dù chỉ là ước lượng, chứ không hề có sự cân, đo, đong, đếm nào.


Thịt ướp trong khoảng 30 phút đã đủ độ thấm gia vị, lúc này người ta mang ra đặt từng miếng lên phên tre phơi nắng. Thịt được phơi từ lúc nắng sớm cho tới lúc mặt trời mọc, và trong khoảng thời gian phơi nắng một ngày đó, thi thoảng phải có sự lật trở để miếng thịt se khô đều hai mặt. Nắng càng to, nhiệt độ ngoài trời càng cao thì những miếng thịt trâu càng se khô, và khi chế biến ăn sẽ càng ngon, ngọt ngào.

Trước khi thưởng thức, thịt trâu được nướng trên than hoa đỏ rực lửa. Khi những miếng thịt thơm lừng vàng rộm, mỡ chảy nghe lèo xèo là chín, và thưởng thức nó khi còn nóng hổi, trong không khí ấm cúng gia đình, bạn hữu bên chum rượu cần thì chẳng gì có thể thú vị hơn.

Vị đậm đà, ngọt lịm và thơm phức của thịt trâu một nắng nướng, cùng chuối xanh thái lát, rau thơm hái trong rừng, khiến cho ta ăn một miếng rồi lại muốn ăn thêm, ăn nữa, thậm chí ăn tới no mà không thấy ngán.

Nếu có dịp đến Sơn La, và ghé Phù Yên, du khách nên thử thưởng thức món thịt trâu một nắng mang đậm hương vị núi rừng này, bởi nó sẽ làm bạn khó lòng quên được vì nó quá ngon, quá ấn tượng...

Nước mắm, thắng cố, sầu riêng, lẩu mắm... được coi là đặc sản của Việt Nam nhưng có mùi khiến nhiều du khách nước ngoài không chịu nổi.

Thắng cố: Đây là món ăn đặc trưng của miền núi phía bắc Việt Nam. Hình ảnh những chảo thắng cố nghi ngút bên bếp lửa hồng trong sớm lạnh vùng cao đã trở nên quen thuộc với các du khách. Trước đây, thắng cố được làm từ thịt ngựa, giờ có thể sử dụng bò hoặc lợn. Thịt và và nội tạng được xắt nhỏ, cho vào chảo lớn xào lăn, rồi thêm nước và gia vị, ninh nhừ. Thưởng thức một bát thắng cố với rượu ngô vào mùa đông được xem là trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, món ăn này có mùi không dễ chịu gì, khiến nhiều du khách không nuốt nổi. Ảnh: Phunuonline.

Nậm pịa: Xét về độ khó ăn và mùi khó ngửi thì nậm pịa còn hơn cả thắng cố. Là đặc sản của người Thái ở Tây Bắc, món ăn này được làm từ nội tạng, tiết đông, đuôi, cuống tim... của bò hoặc dê, nấu cùng loại phân non (pịa) ở ruột già, thêm gia vị và ninh nhừ. Khi chế biến xong, nậm pịa thường có màu xanh, mùi khó chịu và vị đắng. Không phải du khách nào, nhất là du khách nước ngoài, cũng dám thử món ăn độc đáo này. Ảnh: Vietnamnet.

Nước mắm: Loại gia vị nổi tiếng của Việt Nam này có mùi vị đặc trưng. Nước mắm nguyên chất có mùi nồng khá “nhức mũi”, sau khi được pha chế làm nước chấm hoặc dùng trong xào nấu thì lại được nhiều du khách yêu thích. Ảnh: Gastronomyblog.

Mắm tôm: Được nhiều người Việt Nam yêu thích, loại nước chấm này lại khiến các du khách nước ngoài phải nín thở bởi mùi quá đậm. Nhiều người ví mắm tôm với Vegemite của Australia. Ảnh: Mark Wiens.

Mắm cá miền Tây: Các khu chợ bán mắm là điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới đồng bằng sông Me Kong. Tại đây, du khách sẽ hoa mắt trước đủ loại mắm, từ mắm ba khía, mắm rô, mắm lóc, mắm cá linh... Ảnh: Minh Hằng.

Ngoài ra, đây còn là nguyên liệu chính để làm món lẩu mắm hấp dẫn. Món lẩu này thu hút thực khách bởi hương vị độc đáo, thơm ngon, nhưng bạn hầu như sẽ chỉ tìm thấy lẩu mắm ở cá quán bình dân. Phần lớn các nhà hàng sang trọng hay thường xuyên phục vụ khách Tây đều không đưa món ăn này vào thực đơn vì mùi mắm thường khá nồng và đậm, không phải ai cũng chịu được. Ảnh: Minh Hằng.

Bún mắm nêm: Là món ăn nổi tiếng của Đà Nẵng và giờ đã lan ra nhiều vùng trên khắp cả nước, bún mắm nêm không thử thách du khách nước ngoài bằng mắm tôm, nhưng cũng khiến nhiều người nhăn mặt. Tuy nhiên, khi đã ăn rồi thì họ lại thích mê món này. Ảnh: Thiện Nguyễn.

Sầu riêng: Loại quả phổ biến ở vùng Đông Nam Á này được coi là một trong những món khách Tây không thể bỏ qua khi đến Việt Nam. Tuy có vị ngon độc đáo, sầu riêng có mùi khá khó ngửi với những ai không ăn được hay mới thấy lần đầu. Ảnh: John Everingham.

Bánh pía: Tương tự, những ai không chịu nổi mùi sầu riêng sẽ không thể thưởng thức đặc sản bánh pía. Loại bánh có vị ngọt độc đáo và hấp dẫn này có mùi không được dễ chịu cho lắm. Ảnh: Flavorboulevard.

Nguồn: Zing.vn

Ẫm thực Đà Lạt nổi tiếng không chỉ bởi những món ăn đẳng cấp, mà còn được biết đến với rất nhiều món ăn bình dị trong đó có món chả ram bắp Đà Lạt được khá đông du khách ưa chuộng. 

Chả ram bắp Đà Lạt – Món ăn bình dị được ưa thích tại phố núi

Đến xứ lạnh, những món ăn thức uống bình dân như chả ram bắp hương vị Đà Lạt đặc trưng, bánh mì xíu mại nóng, sữa đậu nành đang còn bốc khói…lại được xem là những cơ duyên để làm cho du khách gắn với Đà Lạt một cách thắm thiết hơn, bất kể du khách đến với thành phố này từ các tour du lịch Đà Lạt giá rẻ hay cao cấp.

Cái hay và đặc biệt của thành phố sương mù này là có thể làm cho du khách dù ở tầng lớp nào trong xã hội cũng có thể trở thành bạn, khi có dịp lê la thưởng thức những món ăn vặt nơi trung tâm nhộn nhịp đông đúc, khi thành phố về chiều và chuẩn bị lên đèn. Chả ram bắp Đà Lạt có thể được xem là một trong những mối tơ gắn duyên du khách vào không gian nhộn nhịp bình dân ấy.

Người Đà Lạt thanh lịch và nhẹ nhàng, nên những món ăn của họ chế biến hầu như cũng đều thắm đượm chút gì đó rất tao nhã. Chả ram bắp cũng thế, trong những cái chả cuốn thơm nồng mùi yến tiệc, lại ẩn chứa vị ngọt thanh đạm bình dị của bắp còn tươi non hương mới.

Chả ram bắp Đà Lạt – Món ăn bình dị được ưa thích tại phố núi

Cách chế biến chả ram bắp có vẻ không quá khó, song nó lại đòi hỏi sự từ tốn trong cả quy trình làm chả. Bắp tươi khi hái về được bào ra, ướp gia vị thật khéo cuốn bánh tráng, rồi người ta thả vào chảo dầu đang sôi chiên vàng. 

Chả ram bắp chín có mùi thơm rất lạ, không chỉ phảng phất cái thi vị của món chả giò truyền thống, mà còn quyện vào đó một chút thanh của mùi bắp chín hấp dẫn đến lạ lùng. Dùng chung với chả ram bắp là rau sống, rau thơm tươi nguyên của Đà Lạt và nước chấm rất đặc biệt. Nước chấm cho món chả ram bắp nhìn sơ qua có vẻ rất giống món nước chấm món nem lụi Đà Nẵng hay nem lụi Huế nhưng vị của nó lại nhẹ nhàng hơn.

Được chế biến từ nước dùng với đậu phụng xay nhuyễn và ít đồ chua rồi thêm ít ớt tươi xay, món nước chấm của chả ram bắp Đà Lạt thực sự hiển thị một phương thức chế biến cực kỳ đơn giản nhưng tinh tế, làm cho món chả ram trở nên đặc biệt hơn.

Chả ram bắp Đà Lạt – Món ăn bình dị được ưa thích tại phố núi

Du khách đến Đà Lạt dù đi tour tự do hay thông qua các công ty tổ chức tour du lịch, có lẽ đều không quên một lần thưởng thức món chả ram bắp Đà Lạt có hương vị độc đáo. Vị cay nồng của ớt, vị bùi của đậu phụng và thơm ngọt của bắp trong chiều lạnh Đà Lạt như làm cho du khách thêm yêu hơn thành phố sương mù nhỏ bé nơi vùng cao nguyên Lâm viên đầy gió.

Sữa đậu nành Đà Lạt thực chất không phải là một thức uống đặc trưng của ẩm thực Đà Lạt, nhưng nó lại là một trong những thành phần không thế thiếu trong những nét thơ đặc trưng của phố núi.

Trong bất kể một hành trình tour du lịch Đà Lạt nào của du khách, không bao giờ thiếu vắng những khoảnh khắc rất thi vị khi thưởng thức những ly sữa đậu nành nóng thơm ngon gần Hồ Xuân Hương hay khu chợ đêm Đà Lạt sầm uất. Sữa đậu nành quá giản dị, quá phổ biến, ở đâu cũng có thể mua, ở đâu cũng có thể thưởng thức và bất kể là giờ nào trong ngày cũng có người phục vụ thức uống này. Làm sữa đậu nành thì cơ bản nhất để có sữa thơm ngon cũng chỉ tuân theo một quy trình chính là, đậu nành phải tươi mới, hạt chắc, đúng loại để làm sữa. Người ta ngâm đậu nành cho mềm, rồi xay, rồi lọc nước, rồi nấu lên, cho một ít lá dứa thơm, chút đường, canh vừa lửa quấy đều tay cho sữa khỏi khê, nấu với một khoảng thời gian nhất định, cho đến khi sữa đặc, sôi đều, chín kỹ là hoàn tất.

Sữa đậu nành nguyên chất thơm ngon chỉ có thế, ai cũng có thể làm được, vùng miền nào cũng làm được. Ấy vậy mà sữa đậu nành Đà Lạt nhiều người đã xếp nó vào hàng thức uống đặc sản của phố núi và không ngớt lời ca tụng. Nếu như một lần cùng bạn bè hay đồng nghiệp hoặc gia đình quây quần bên nhau, cùng thưởng thức ly sữa đậu nành thơm ngon nóng hổi trong tiết trời se lạnh của thành phố mù sương, khi du khách cảm nhận được hơi ấm toát ra từ những ngụm sữa giản dị, cũng là khoảnh khắc bồi hồi nhất mà bản thân chợt nhận diện được lý do tại sao người người lại ca tụng món sữa đậu nành Đà Lạt đến như thế. Cái ấm áp của món sữa đậu nành Đà Lạt mang lại không phải là cái ấm áp từ gia thịt, mà là sự ấm nồng trong bầu khí thân thiện giữa con người với nhau. Hương vị thơm ngon của sữa không chỉ là những gì đọng lại ở vị giác khứu giác, mà là những hương vị ngạt ngào của tình thân, của tình yêu, của tình bạn đọng lại qua những sẻ chia, những hỏi han người ta dành cho nhau trong tiết trời lộng gió của miền đất cao nguyên Lâm Viên trầm lắng.

Đi du lịch đâu chỉ là hành trình để thưởng ngoạn cái đẹp của quang cảnh thiên nhiên hay kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa, mà nó còn là hành trình thắm đượm bao xúc cảm, bao thương yêu, bao nồng nàn tự đáy lòng, từ tâm hồn của mỗi người. Một ly sữa đậu nành Đà Lạt tuy giản dị vậy, nhưng trong không gian rộng lớn và tâm tư cùng khoáng đạt, ly sữa giản dị ấy trở thành một con đường du ngoạn thênh thang nối kết mọi tâm hồn và làm cho con người ta thêm gần gũi với nhau hơn.


Bạn biết đến ẩm thực Đà Lạt trứ danh bởi những món ăn đẳng cấp?

Nhưng bạn đã biết đến nhiều món ăn bình dị khác của vùng đất này?

Đó là món chả ram bắp Đà Lạt được đông đảo du khách ưa chuộng. Đi Tour du lịch Đà Lạt đêm xuống se lạnh, khoác cái áo len, quàng thêm khăn, phởn phơ tản bộ dạo quanh các ngõ phố là thỏa thích tận hưởng hương vị thơm ngon của những gánh hàng rong đầy lôi cuốn…

“CHẢ RAM BẮP HẢO” LỪNG DANH ĐÀ LẠT

Đây là một trong những món ngon nổi tiếng Đà Lạt. Nếu bạn là một người thích ăn vặt và “ghiền” các món chiên nóng thì bảo đảm là bạn sẽ “căng bụng” vì cứ ăn mãi món này mà quên luôn là mình đã no lúc nào không biết đấy.

Đây là một sự sáng tạo của riêng người Đà Lạt, miếng cuốn cũng giống như chả giò, nhưng nhân ở bên trong hoàn toàn được làm từ bắp dẻo, được ướp gia vị rất vừa miệng, cuốn kèm với rất nhiều loại rau tươi, rau thơm của Đà Lạt. Nước chấm được làm từ đậu phộng. Rất thích hợp cho những người ăn chay.

Chả ram bắp cuốn tôm Đà Lạt

Cách chế biến chả ram bắp có vẻ không quá khó, song nó lại đòi hỏi sự từ tốn trong cả quy trình làm chả. Bắp tươi khi hái về được bào ra, ướp gia vị thật khéo cuốn bánh tráng, rồi người ta thả vào chảo dầu đang sôi chiên vàng. Chả ram bắp chín có mùi thơm rất lạ, không chỉ phảng phất cái thi vị của món chả giò truyền thống, mà còn quyện vào đó một chút thanh của mùi bắp chín hấp dẫn đến lạ lùng. Dùng chung với chả ram bắp là rau sống, rau thơm tươi nguyên của Đà Lạt và nước chấm rất đặc biệt.

Nước chấm cho món chả ram bắp nhìn sơ qua có vẻ rất giống món nước chấm món nem lụi Đà Nẵng hay nem lụi Huế nhưng vị của nó lại nhẹ nhàng hơn.

MẸO LÀM CHẢ RAM BẮP ĐÀ LẠT DÂN DÃ CỰC NGON

Nguyên liệu:

– 200gr thịt heo nhiều mỡ

– Bắp non

– Gia vị hạt nêm, tiêu, đường, bột ngọt, muối, hành khô, tỏi

– Bánh tráng

Cách làm:

– Sơ chế nguyên liệu:

200gr thịt heo (nhiều mỡ), cho vào hạt nêm, tiêu, đường, bột ngọt, muối, hành khô, tỏi rồi đem xay nhuyễn.

1kg bắp non bào ướp với đường, muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu trong 10 phút cho ngấm rồi đem xào chín. Sau đó cho hành tươi và phần thịt xay vào trộn đều lên.

Bắp non bào ướp với đường, muối

Trộn đều hỗn hợp nguyên liệu

Trải bánh tráng ra dĩa rồi cho bắp vào cuộn lại. Ram bắp phải chiên ngập dầu mới không bị cháy

Cuốn ram to hơn ngón tay cái xíu là vừa chiên vàng.

– Pha nước chấm:

Nửa chén lạc rang + nửa chén bắp non xay nhuyễn.

Phi tỏi thơm, cho 2,5 chén nước vào nấu sôi lên rồi cho phần lạc và bắp đã xay nhuyễn vào, để lửa nhỏ nấu sôi từ 5-7 phút. Nêm gia vị vừa ăn. Phần nước sốt này hơi sệt lại là được.

– Làm đồ chua: Cà rốt, củ cải, đu đủ xắt sợi lớn, rửa sạch để ráo. Giấm cho thêm nước và chút đường rồi đun sôi, để nguội. Cho cà rố, đu đủ, củ cải vào hũ, đổ giấm đã nấu vào, đẻ khoảng 1 ngày là dùng được

– Xà lách, rau thơm, dưa leo rửa sạch, để ráo. Dưa leo xắt mỏng. Khi ăn dọn chả ram bắp ra dĩa, cùng rau sống và chén nước chấm, đồ chua. Nếu muốn ăn cay thì thêm ớt sa tế vào nước chấm.

Lấy bánh tráng mỏng mềm cho rau sống, rau thơm, dưa leo, đồ chua và ram bắp vào cuốn lại, chấm với sốt đậu phộng thật ngon tuyệt cú mèo

Những khoanh chả ram ăn kèm với rau sống chỉ nhìn thôi đã… chảy nước miếng

ĐI DU LỊCH ĐÀ LẠT ĂN CHẢ RAM BẮP BÌNH DÂN ĐÚNG ĐIỆU

Chả ram bắp Đà Lạt có thể được xem là một trong những mối tơ gắn duyên du khách vào không gian nhộn nhịp bình dân ấy. Người Đà Lạt thanh lịch và nhẹ nhàng, nên những món ăn của họ chế biến hầu như cũng đều thắm đượm chút gì đó rất tao nhã. Chả ram bắp cũng thế, trong những cái chả cuốn thơm nồng mùi yến tiệc, lại ẩn chứa vị ngọt thanh đạm bình dị của bắp còn tươi non hương mới. Trải nghiệm Tour du lịch Đà Lạt để thưởng thức món chả ram độc đáo này bạn nhé.

Bạn có thể tìm ăn món chả ram bắp ở quán cạnh trường tiểu học Nguyễn Trãi trên đường Bùi Thị Xuân hoặc đường Nguyễn Công Trứ.

Du khách đi du lịch Đà Lạt có lẽ đều không quên một lần thưởng thức món chả ram bắp Đà Lạt có hương vị khác biệt độc đáo. Vị cay nồng của ớt, vị bùi béo của đậu phộng và thơm ngọt của bắp trong chiều mưa giăng lạnh Đà Lạt như làm cho du khách thêm yêu hơn thành phố sương mù nhỏ bé nơi vùng cao nguyên Lâm Viên đầy gió, đầy hương và đầy chất tình thi vị này.

Là món ăn gần gũi của người dân miền Trung nhất là ở Đà Lạt?

Có vị giòn, béo, vàng rợm và trở thành món ăn vặt không thể thiếu của nhiều du khách?

Vậy làm cách nào để làm được chiếc bánh tráng đúng “chất” thơm ngon?

Là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Đà Lạt, Hy vọng với cách làm bánh tráng nướng trứng của người Đà Lạt được biến tấu và sáng tạo theo phong cách của người Miền Nam sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho những thực khách khi thưởng thức món bánh nóng hổi này.

Giới thiệu đến bạn cách làm bánh tráng nướng món ăn vặt nổi tiếng không những ở Đà Lạt mà nay đã chinh phục khắp mọi miền bởi hương vị giòn rợm đậm đà. Hãy tìm hiểu xem cách làm và chế biến cho gia đình mình cùng thưởng thức bạn nhé!

CÁCH LÀM BÁNH TRÁNG NƯỚNG TRỨNG ĐÀ LẠT

Dành được nhiều lời khen với mỹ từ “pizza Đà Lạt”, bánh tráng nướng trông rất bắt mắt. Khi đi du lịch Đà Lạt ghé những quán vỉa hè, khi bưng ra nhân viên quán sẽ không quên đưa cho bạn một chai nước sốt chua ngọt, một chai tương ớt ăn kèm cùng một chiếc kéo để bạn tự cắt bánh. Cắt vuông, tròn hay tam giác tùy ý, miễn sao bạn có thể dễ dàng cầm miếng bánh đưa lên miệng một cách ngon lành nhất. Bạn có muốn tự tay làm bánh tráng nướng kiểu Đà Lạt ngay tại nhà không? Hãy để SOHA TRAVEL hướng dẫn cho bạn công thức làm bánh tráng nướng trứng cực ngon, nhung lại rất đơn giản đấy.

Nguyên liệu:

– Bánh tráng

– Tép khô (hay còn gọi là ruốc khô)

– Sa tế

– Trứng cút hay trứng gà

– Hành lá

– Có thể thêm thịt băm xào chín

– Phô mai (nếu thích ăn có vị béo hơn).

– Mắm ruốc miền trung ( Nếu bạn không quen mùi này thì không để vào cũng được)

Cách làm bánh tráng nướng trứng:

– Bạn nên chọn loại bánh tráng Đà Lạt hoặc bánh tráng có độ dày vừa vừa, không mỏng quá, cũng không dày quá nhé.

– Tép khô nên chọn loại tép có tẩm ướp gia vị khi nướng ăn sẽ ngon hơn.

– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

Thành phần chủ yếu của bánh tráng nướng

Quy trình chế biến bánh trứng hành này thực hiện trực tiếp từ trứng, hành, thịt băm, pho mai… cho lên bánh tráng rồi nướng

– Đặt bánh tráng lên vỉ nướng, thêm một ít sa tế, hành lá, một quả trứng gà hoặc trứng cút, tép khô.

– Nếu thích thêm thịt băm thì bạn xào chín thịt trước và rải một ít thịt lên bề mặt bánh tráng.

– Vừa nướng bánh vừa dùng thìa dàn đều các nguyên liệu ra khắp mặt bánh tráng.

Món bánh tráng nướng có nguồn gốc từ Đà Lạt với lớp vỏ giòn cùng cùng nhân trứng và thịt bằm làm nhiều người mê mẩn

– Nếu muốn ăn vị béo hơn bạn có thể dàn mỏng một miếng phô mai, rồi thêm tép khô, hành lá, tương ớt sa tế, trứng dàn đều và nướng bánh đến khi chín.

Bánh tráng nướng ốp la kiểu Đà Lạt vô cùng hấp dẫn và đẹp mắt

Lưu ý: Bạn nên nướng với lửa nhỏ, để tránh tình trạng bị cháy khét bánh mà phần nhân bên trong lại chưa kịp chín nhé.

THƯỞNG THỨC BÁNH TRÁNG NƯỚNG TRỨNG ĐÀ LẠT

Đến đây chắc các bạn vô cùng hào hứng vì sự kết hợp tinh tế của bánh tráng giòn tan kèm theo đó là những hương vị beo béo của trứng cút hoặc trúng gà, vị ngọt thơm của tép khô, của thịt bằm sẽ khiến cho món ăn của bạn hấp dẫn đến mê hoặc lòng người.

Đặc biệt Đà Lạt: gồm trứng, đủ các vị hành, hành phi, phô mai, khô bò, chà bông, tép khô, lạp xưởng, nem chua,mực, gà xé…

Thật sự, nếu lần đầu tiên nếm bánh thì chỉ ngay từ “phát cắn” đầu tiên, khi miếng bánh vỡ vụn thành tiếng trong miệng, hầu như ai cũng “khoái và đã” món bánh tráng nướng ngay tắp lự. Nó được so sánh với pizza không hề khập khiễng. Cũng thơm nức mũi, cũng đủ vị mặn, cay, ngậy, bùi, đã thế lại giòn tan, ăn đến đâu sướng miệng đến đó.

Thật tuyệt khi thưởng thức món ăn này với rau răm và tương ớt

Rất hiếm khách nào vào đây chỉ gọi một chiếc rồi đứng dậy. Bánh trông to nhưng mỏng nên người háu ăn chỉ “vài đường cơ bản” là đã hết veo. Nếu đi hai người, ít nhất bạn phải gọi 3 chiếc mới bớt cảm giác thèm thuồng. Nếu không hương vị đặc biệt này sẽ khiến bạn phát thèm mãi đấy.

Bánh tráng nướng hương phô mai, trứng và những gia vị khác sẽ tan giòn trong miệng tạo nên cảm giác thích thú

Thực sự bánh tráng nướng là một món ăn rất bình dân, nhưng dường như ai cũng thích, vừa ăn vừa hít hà vì cay, vừa lau mồ hôi vì ngồi gần bếp than, ai dừng lại bên những người bán bánh tráng nướng hàng rong Đà Lạt đều phải ăn hai ba cái một lần. Hy vọng với chia sẻ của SOHA TRAVELbạn cũng có thể chuẩn bị ở nhà cho cả nhà của mình cách làm bánh tráng nướng trứng trong những tháng cuối năm se lạnh bạn nhé. Chúc cả nhà cùng ngon miệng với cách làm bánh tráng nướng trứng Đà Lạt cực kỳ hấp dẫn này nha.

Có lẽ, không khí lạnh quanh năm chính là thứ đã giúp cho món bánh tráng nướng này ra đời tại đây. Ở Đà Lạt, hình ảnh các du khách xuýt xoa với cái lạnh và trên tay là cuộn bánh tráng nóng giòn thơm phức đã trở nên rất quen thuộc với mọi người.

Những ngày mưa hay những khi thời tiết lạnh, bạn ngại nấu?

Và muốn ăn những món nướng để ấm lòng hơn?

Đừng bỏ qua món nem nướng – một đặc sản trứ danh của phố núi mộng mơ. Du lịch Đà Lạt đẹp bởi khí hậu, con người, món ăn cho đến những ngôi biệt thự cổ, những cánh đồng hoa, những thung lũng thơ mộng… Hãy lên kế hoạch ngay cho một chuyến vi vu Đà Lạt thưởng thức món nem nướng – món khoái khẩu của rất nhiều người.

GIỚI THIỆU NEM NƯỚNG ĐÀ LẠT

Nem nướng luôn là một trong Top những món ngon trứ danh Đà Lạt không phải chỉ bởi hương vị thơm ngon riêng biệt mà còn nhờ 1 phần bởi thổ nhưỡng và thiên nhiên nơi đây. Nem nướng được thưởng thức trong khí trời se lạnh nên cái vị cay xè của nước chấm tương mè nóng sệt đậm đà và cái nóng hổi thơm lừng của nem khiến người ta như thấy mình được hòa tan vào thiên nhiên và phong cách ẩm thực nơi đây. Sự giao hòa tuyệt đối của ẩm thực và thiên nhiên khiến con người luôn được đắm chìm trong hương vị tuyệt vời của món ăn này.

Nem nướng Đà Lạt là thương hiệu ẩm thực cho mảnh đất này

ĐỊA CHỈ ĂN NEM NƯỚNG ĐÀ LẠT

Nem nướng Bà Hùng Đà Lạt gần như là cụm từ tạo nên thương hiệu ẩm thực nơi đây bởi đó là cái tên nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt, hương vị nem nướng ở đây ngon nhất và không bị trộn lẫn với bất cứ quán nem nào.

Để làm nên món nem nướng mất khá nhiều thời gian và cầu kỳ. Thương hiệu của nem Đà Lạt chính là ở nguyên liệu làm và nước chấm. Thịt để làm nem là thịt heo ngon, sạch, xay cùng các gia vị tỏi, đường, bột nêm, nước mắm ngon, quanh que tre nắm tròn rồi cho lên nướng. Muốn cho nem ngon thơm thì khi nướng nên cho thêm chút thịt mỡ tăng thêm vị ngậy, bóng của nem. Than hoa được quạt đều tay thật hồng, đặt những xiên nem lên nướng, khi mỡ heo chảy xuống than rực lên tiếng xèo của mỡ chảy, mùi thơm lừng khắp phố, mặt ngoài của nem có màu vàng là đã chín thưởng thức luôn khi còn nóng thì càng ngon hơn.

Khi đến Đà Lạt bạn có thể ăn nem nướng ở quán Bà Hùng đường Phan Đình Phùng và Bùi Thị Xuân đây là địa điểm ăn uống đắc địa cho món ăn này.

Ăn kèm với nem nướng luôn có đồ chua, rau sống để đỡ ngấy, bánh tráng chiên, và một loại nước chấm pha một cách đặc biệt không lẫn vào đâu được của nem nướng bà Hùng. Nước chấm thơm, ngọt mặn vừa đủ được chiết xuất từ xương heo được ninh kỹ khoảng mấy tiếng đồng hồ rồi lọc lấy nước cốt thêm chút tương từ hột xay, rồi đánh nhuyễn hai hỗn hợp này lại với nhau, sau đó nêm gia vị nước mắm, bột nêm cho vừa ăn. Mùi thơm của thêm vừng rang càng tăng sức hấp dẫn của nem. Món nem được ăn khi nóng, nước chấm cũng nóng thích hợp cho mùa đông lạnh thưởng thức thấy ấm người.

Quán Bà Hùng có hơn 20 năm làm nghề, hiện nay quán tọa lạc tại số 254 Phan Đình Phùng do con trai bà Hùng làm chủ.

Nem nướng Đà Lạt ở Sài Gòn hiện nay cũng xuất hiện nhiều tuy nhiên phần nhiều đó chỉ là quảng cáo, thực khách sành ăn có thể nhận thấy nem nướng nơi đây không thể nào so sánh được với thương hiệu Bà Hùng.

HƯỚNG DẪN BẠN CÁCH LÀM NEM NƯỚNG ĐÀ LẠT ĐÚNG CHẤT

Nguyên liệu:

– Thịt heo xay: 1 pound

– Tôm đông lạnh: 1/2 pound

– Mỡ heo: 400 gram

– Ớt, muối, tiêu, đường, bột ngọt, tương xay

– Bánh tráng

– Nếp, dấm, tỏi, đậu phộng, đường

– Rau sống, dưa chuột, chuối chát

– Khế, xà lách, cà rốt, hẹ, củ cải đỏ, củ cải trắng, nước dừa tươi.

Cách làm:

– Thịt: rửa bằng nước dừa, lấy khăn lau thật khô, xắt từng miếng mỏng theo chiều sớ thịt (để dễ quết) đem thịt quết nhuyễn.

– Tôm: lột vỏ, bỏ đầu và gạch, chà muối cho tôm trắng, rửa lại cho sạch (rửa bằng nước dừa), lau khô tôm, đem quết tôm cho nhuyễn, cho vài tép tỏi vào quết cho tôm được thơm, nêm tiêu + muối + bột ngọt vừa ăn

– Mỡ: sắt thành sợi nhỏ như bún, trụn nước sôi, xốc ráo nước, cho vào dĩa, ướp chút đường để nơi có gió độ 1/2 giờ cho mỡ trong.

– Trộn chung thịt + tôm + mỡ lại cho đều, nêm chút muối + đường + tiêu + bột ngọt, nướng thử xem vừa ăn là được.

Vò thành viên vừa ăn, ghim vào cây sắt nhọn, nướng lửa than.

Nướng cho nem vàng đều khắp các mặt đến khi nem tỏa mùi thơm đậm đà

Nước chấm:

– Nếp nấu thành cháo, cho nhừ (hoặc mua chè đậu đâm nhuyễn cũng được)

– Cho nếp vào tô, pha với tương xay, xong cho tỏi bầm nhỏ vào

– Cho hỗn hợp nầy vào soong nấu sôi. Thêm đường + dấm + bột ngọt cho tương vừa ăn, tương phải sền sệt.

Tạo nên hương vị đặc sắc của nem Đà Lạt chính là nước chấm. Nem nướng Bà Hùng nước chấm đặc trưng

Cách dùng:

Nem nướng Đà Lạt ngon nhờ rau ăn kèm được trồng từ đất Đà Lạt.

Nem nướng ăn với xà lách, rau sống, chuối chát, khế, cuốn với bánh hỏi, hoặc bánh tráng, ăn với tương. Khi ăn rắc đậu phộng rang và ớt đâm nhỏ lên tương.

Vị ngọt của nem nướng hòa lẫn vào hương rau tươi ngon và nước chấm ngòn ngọt, thêm chút ớt tươi xay sẽ khiến vị giác của bạn tê rần sau vài miếng đầu.

Nem nướng Đà Lạt – món ăn trứ danh phố núi khiến du khách ngất ngây mãi cái hương vị đậm đà và muốn được trở lại để ăn nhiều lần nữa

Vào lúc tiết trời se lạnh, ngồi ăn nem nướng thơm ngon chấm nước chấm tương mè nóng, ăn cùng bánh tráng chiên giòn và ngồi tán gẫu với gia đình, bạn bè thì có lẽ không điều gì tuyệt vời hơn. Bởi vậy mà người ta nói “Đà Lạt – Thành phố Tình yêu”, vâng, yêu từ con người, từ góc phố cho đến những món ăn vỉa hè ngon, bổ, rẻ… Bạn có nghĩ vậy không?

Nhắc đến thành phố tình yêu, chúng ta chỉ thường nghĩ ngay đến cái tiết trời se lạnh?

Là cảnh sắc rực rỡ được đơm kết bởi những triền hoa đẹp mê hồn?

Là mứt, hoa, dâu tây, đến trà atiso, rượu vang hảo hạng?

Không mất nhiều thời gian để làm món bánh ướt gỏi gà lòng heo tuyệt vời chiêu đãi cả gia đình vào dịp cuối tuần vui tươi. Nguyên liệu và cách thực hiện món này cực kì đơn giản. Nào mang tạp dề vào cùng “lăn xả” vào bếp làm ngay bạn nhé!

Hãy thưởng thức đặc sản Đà Lạt – Bánh ướt Gỏi Gà Lòng Heo

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÁNH ƯỚT GỎI GÀ LÒNG HEO ĐÀ LẠT

Nguyên liệu:

– 400g phần ức gà

– 1/2 quả tim heo

– 1 quả cật heo

– 300g bánh ướt

– 1/2 củ hành tây; 1 trái ớt đỏ; Một ít rau răm, rau quế.

– Gia vị: 50ml nước mắm; 80g đường; 20ml nước cốt chanh.

– Rượu trắng, gừng.

Bạn chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết

Cách làm:

Bước 1:

Ngâm tim, cật heo trong rượu trắng và gừng thái lát, dùng tay chà nhẹ lên bề mặt để khử mùi hôi của lòng heo khi ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.

Bước 2:

Rửa sạch tim, cật heo và ức gà rồi đem đi luộc chín trong khoảng 20 phút. Tránh luộc thịt gà quá lâu sẽ khiến thịt bị dai.

Bước 3:

Vớt ức gà ra xé thịt. Cắt nhỏ tim và cật heo.

Bước 4:

Rửa sạch, thái nhỏ hành tây, rau răm. Nhặt lá, rửa sạch rau quế.

Bước 5:

Rửa sạch, thái nhỏ ớt đỏ. Đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, cho 200ml nước sạch, 50ml nước mắm, 80g đường, ớt đỏ, đun nhỏ và khuấy đều đến khi đường tan hết rồi tắt bếp.

Bước 6:

Cho thịt gà xé, tim, cật heo, rau răm, hành tây vào một tô lớn. Đổ từ từ nước mắm và nước cốt chanh vào, dùng tay bóp nhẹ cho thịt thấm đến khi có vị vừa ăn.

Bước 7:

Cắt nhỏ bánh ướt, xếp ra dĩa/ tô nhỏ. Cho gỏi gà lòng heo, rau quế lên trên và dùng chung với nước mắm.

Chắc chắn nếu bạn đã thưởng thức món bánh ướt đặc biệt này chắc hẳn sẽ nhớ mãi cái hương vị chua ngọt của nước mắm ớt hòa cùng vị thơm ngon, vừa ăn của gỏi gà lòng heo mà món ăn này mang lại. Bạn sẽ không cần phải ra ngoài tiệm để thưởng thức mỗi khi thấy thèm vì bạn cũng có thể làm tại nhà món này. Thỉnh thoảng đổi vị với những đặc sản của các vùng miền sẽ rất thú vị đấy. Chắc chắn mọi người trong gia đình bạn sẽ tấm tắc khen ngon cho xem, cả nhà cùng nhau quây quần thưởng thức những món ăn ngon do chính tay mình chế biến nên, thật là thú vị phải không nào?

Chỉ vài bước đơn giản là bạn đã bày ra dĩa món bánh ướt gỏi gà lòng heo thật ngon để thưởng thức rồi. Hương vị không kém các hàng quán ở Đà Lạt đâu nhỉ. Còn nếu bạn và gia đình muốn thưởng thức món này trong tiết trời se lạnh với cảm giác lãng mạn nơi phố núi thì hãy làm một chuyến vi vu Đà Lạt ngay nhé.