Tab Từ Khóa "Tuyến xe - Đường xá"
Showing posts with label Tuyến xe - Đường xá. Show all posts
Đà Nẵng đã trở thành địa điểm du lịch quen thuộc với nhiều du khách cả trong và ngoài nước. Nhắc tới mảnh đất này là nhắc tới những bãi biển tuyệt đẹp, các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, con người thân thiện và không thể thiếu được những cây cầu.

Nói về cầu ở Đà Nẵng, chẳng khó để người ta có thể kể ra một vài cái tên như: Cầu Sông Hàn, Cầu Thuận Phước, Cầu Trần Thị Lý hay Cầu Rồng bởi những nét kiến trúc độc đáo, khác lạ và cả sự rực rỡ của hai bờ sông Hàn lúc về đêm. Tuy nhiên, khám phá thành phố này, chúng tôi đã phát hiện ra một cây cầu khác - dù có vẻ ít phổ biến nhưng lại vô cùng đặc biệt – “Cầu vượt ngã ba Huế” một niềm tự hào của người dân thành phố bởi đường nét kiến trúc mềm mại và sự hối hả đêm ngày trên giao lộ trọng yếu của khu vực miền Trung.

Không giống với những cây cầu khác, Cầu vượt ngã ba Huế không nằm trong khu trung tâm thành phố mà lặng lẽ đứng ở một góc phía ngoại ô.

Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi công trình này nằm ở nút giao thông trọng điểm trên quốc lộ 1A, trước đây vốn là một ngã ba: một đường đi Huế, một đường đi Quảng Nam và một đường đi về phía trung tâm thành phố Đà Nẵng.

Công trình có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Khi chính thức khánh thành (29/3/2015) đã lập nên được một kỳ tích thi công khi được xây dựng chỉ trong có 16 tháng mà vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn cũng như mỹ thuật công trình.

Cầu có tổng chiều dài hơn 2,5km, gồm có 50 nhịp, tổng cộng 491 cọc khoan nhồi, 57 trụ và mố cầu, 1 trụ tháp cao 65m, hệ dây văng 2 mặt phẳng, vòng xuyến có đường kính rộng 150m và là công trình cầu vượt 3 tầng có quy mô lớn nhất cả nước hiện nay.

Kiến trúc của cây cầu được dựa trên nền tảng văn hoá cổ của người Chăm, gồm trụ tháp hình parabol và vòng xuyến tròn bao quanh, hình dáng cách điệu cho biểu tượng linga và yoni của thần Shiva, tượng trưng cho sức sống và sức sáng tạo mãnh liệt của nhân loại.

Cầu được khánh thành đã đem lại một diện mạo và sức sống mới cho khu dân cư ngoại ô thành phố Đà Nẵng. Trước đây, Ngã Ba Huế có đường sắt Bắc Nam chạy qua vì thế khu vực này phải gồng gánh một lượng giao thông khổng lồ, lưu thông cả ngày lẫn đêm.
=
Theo người dân địa phương, cứ có tàu chạy qua là đường lại tắc. Xe cộ phải xếp hàng cả cây số và kéo dài trong hàng chục phút đồng hồ. Tuy nhiên, từ khi Cầu vượt Ngã Ba Huế bắt đầu hoạt động, tình trạng này đã được khắc phục.

Ngoài ra, với 3 tầng cầu và các làn đường được bố trí hợp lí, các chủ phương tiện có thể dễ dàng di chuyển theo hướng mong muốn, tránh tình trạng đi sai làn, lấn làn, làm giảm đáng kể tai tạn giao thông.

Người dân Đà Nẵng gọi cầu vượt Ngã Ba Huế là “Cây cầu không ngủ” bởi lẽ suốt cả ngày, lưu lượng giao thông qua cầu không khi nào ngớt. Nằm lặng lẽ ở một góc thành phố thế nhưng cây cầu lại đảm nhiệm một trọng trách lớn lao là nối liền và đảm bảo lưu thông cho quốc lộ 1A, đoạn qua thành phố Đà Nẵng.

(TTO) - Mạch đường Hồ Chí Minh chạy dài từ Pắc Pó đến mũi Cà Mau đã hoàn thành chặng cuối cùng. Gạch nối Nam - Bắc qua cung đường này đã liền mạch.

Con đường mong ước

Chiếc tàu ì ạch lách qua cua rừng đước cong queo, gấp khúc. Chậm rãi đến mức lì lợm, như nhiều thập niên vẫn thế, nó cứ đẩy những dòng nước ngầu phù sa chảy vạt qua những cánh 
rừng đước. Chiếc tàu từng là mong chờ của người dân Đất Mũi trong thời gian dài, giờ đây đang trở nên chậm chạp như cụ già dắt trẻ đến trường. Cách đó mấy dãy rừng đước, con đường “thời sự” đang thoát qua những vuông tôm, những cánh rừng âm u để vẽ ra một lựa chọn mới về vùng cuối đất.

Người Đất Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) đang có kế hoạch của mình khi mạch đường Hồ Chí Minh nối vùng đất tưởng chừng như “không đâu xa hơn” với phần còn lại của đất nước. Những người “có quen biết rộng”, những người thạo tin được “cắt cử” đi cập nhật tình hình. Tư Tốt, một hộ dân ở Đất Mũi, tuyên bố chắc nịch: “Thủ tướng chỉ đạo rồi, phải xong con đường để người dân ăn tết”.

Cập nhật về tiến độ xây dựng con đường này đã tạo nên từng đợt sóng trong lòng người dân. Nó chiếm phần lớn diễn đàn của họ, từ tiệc trà, tiệc rượu, trên những chuyến tàu đò, các cuộc gặp gỡ làm ăn cho đến những lần tiếp xúc cử tri, người dân vẫn không quên mang con đường thiên lý đó ra làm đề tài.


< Cầu Năm Căn, một hạng mục quan trọng của con đường nối Đất Mũi - Cà Mau.


Ông Lý Hoàng Tiến, chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, kể mấy tháng nay đi đến đâu người dân gặp ông cũng hỏi chuyện con đường Hồ Chí Minh về Đất Mũi. Đó cũng là nỗi thèm khát bao đời của người sống trong vùng hẻo lánh muốn thoát khỏi cảnh bị cô lập. “Cho nên chuyện con đường bao giờ cũng là chuyện thời sự nóng hổi cả” - ông Tiến nói.

Không đợi đến bây giờ - ngày thông đường, mà từ nhiều tháng trước, khi những chiếc xe cơ giới được các chiếc phà đưa đến để cắt rừng thi công con đường Hồ Chí Minh về Đất Mũi, người dân ven đường đã bắt đầu đón tàu ra chợ để... mua xe.
Đường chưa xong, chiều chiều người ta mang xe ra chạy vòng quanh sân nhà. Đường xong được đến đoạn nào, người dân lại mang xe máy ra để “chạy nghiệm thu”...

Những ngày gần đây, lão nông Sáu Thục (Trần Văn Thục, 64 tuổi, ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi) liên tục ra công trình xem các công nhân khi nào thi công ngang qua nhà mình. Ông cứ trông ngóng khi đường làm xong qua ngang nhà sẽ lấy chiếc xe mới mua ra chạy cho thỏa lòng mong ước. Ai có hỏi thì ông bảo “tui nôn nao đường dữ lắm nên đã tậu... ba chiếc xe máy chờ sẵn”.

Thoát cảnh cô lập sông nước

Không nôn nao sao được, khi bao thế hệ người dân vùng cuối đất này đã phải trải qua bao nhiêu cơ cực mỗi khi muốn đi đâu xa hơn những xóm rừng heo hút.

< Cầu Hòa Trung kết thúc sứ mệnh của những chuyến phà từ Cà Mau về Đầm Dơi.

Sáu Thục trầm ngâm nhớ lại: “Trước đây, mỗi lần muốn đi huyện Năm Căn hay là đi Cà Mau gì đó thì rất cực. Trời chưa sáng đã phải lội từ trong rừng ra sông lớn đón tàu. Vì trời tối, tiếng tàu chạy lớn nên kêu không nghe, vì vậy khi đón tàu phải bật hộp quẹt lên nhấp nháy hoặc có đèn pin pha lên ra hiệu cho họ thấy mà ghé vào đón.

Đi bằng tàu loại này rất lâu, sáng bắt tàu đi đến chiều tối mới tới được chợ Cà Mau, cho nên nếu xuống tàu mà không mướn được võng nằm thì ngồi mục xương luôn. Cũng vì đường đi cách trở lắm sông, nhiều đò nên có người dân sống ở Đất Mũi cứ quanh quẩn trong rừng, có người cả đời nhưng chưa biết mặt mũi chợ Cà Mau ra sao”.

Những ngày đường thi công những kilômet cuối, nỗi “sốt ruột” đã thấy rõ khi nhiều người cố chạy xe “bường” qua những khúc đường mới đổ cát và... sa lầy.

Anh Phương, người chạy đò dọc chuyên chở xe máy cho khách về Đất Mũi, kể rằng mấy tháng gần đây, anh không ít lần “giải cứu” cho những chiếc xe bị mắc kẹt khi nhiều người tin rằng có thể chạy một mạch về vùng đất tận cùng này. “Bây giờ thì người ta chạy xe bon bon rồi. Tui cũng nghỉ chạy đò luôn, chuyển sang chạy xe ôm thôi” - anh Phương có vẻ hớn hở với sự thất nghiệp của mình.

< Đường Hồ Chí Minh về mũi Cà Mau qua nhiều kênh rạch, rừng đước.

“Khi có đường về đây, dưới sông tàu sẽ vô đông cho coi!” - bà Nguyễn Ngọc Sương, chủ vựa hải sản lớn nhất Đất Mũi, nói và cho rằng xét về vị trí, Đất Mũi có lợi thế là ở rất gần ngư trường đánh bắt, lại là điểm giao thoa giữa biển Tây với biển Đông nên tàu bè vào đây sẽ giảm bớt rất nhiều chi phí xăng dầu.

Chỉ ngặt một nỗi trước giờ đường sá không có. Hải sản thu mua được phải gửi tàu đò đi một đêm mới ra được Cà Mau. Từ Cà Mau lên Sài Gòn thêm một chặng đường dài nữa, vừa tốn phí vận chuyển, hải sản lại không được tươi ngon... Vì vậy nên các tàu đánh bắt “chê” Đất Mũi để đi những nơi khác bán cá. “Vậy nên Đất Mũi trước giờ thiệt thòi lắm” - bà Sương nói và tiết lộ khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành, bà sẽ mua vài chiếc xe tải để chở hàng từ Đất Mũi lên thẳng TP.HCM để hàng hóa từ đây có thể 
bán được giá hơn.

Ông Lý Hoàng Tiến nói nơi nào có đường đi qua mà người dân chẳng vui. Nhưng con đường về Đất Mũi lại là một câu chuyện đặc biệt, nó không chỉ mang tính biểu tượng khi có một mạch đường nối dài từ Pắc Pó (Cao Bằng) chảy liền đến vùng đất cực nam trên đất liền.


< Đường Hồ Chí Minh đoạn cuối cùng của Tổ quốc đã được thông xe.


Con đường dẫn người Việt Nam khắp nơi về với vùng đất tận cùng của đất nước, chắc chắn sẽ mở ra một trang mới cho du lịch xứ này. Mà với người dân huyện “ốc đảo” Ngọc Hiển, còn là cánh cửa mở cho hàng tôm cá, lâm sản... đi xa. Từ con “đường cái” này, sẽ có những “đường con” khác tẻ nhánh ra các vùng đất dân cư ven rừng ngập, nối những xóm dân heo hút với mạch đường bộ vốn chưa từng được vẽ ra trong tâm trí 
người dân nơi đây.

“Dân xứ này vốn coi cái xuồng là xe, là cộ nên không tơ tưởng tới chuyện chạy xe tới nhà...” - ông Phan Văn Điền (83 tuổi, nguyên bí thư kiêm chủ tịch xã Đất Mũi) nói, ông cũng chưa từng nghĩ tới việc người ta làm thế nào để có được con đường xuyên rừng về tận nơi đây. Trước, chiếc vỏ lãi thôi, nhiều nhà mơ ước còn không có. Mấy năm nay, khi trung tâm Đất Mũi có đường giao thông quanh xã người ta mới bắt đầu thấy bóng dáng chiếc xe.

Được khởi công sáu năm trước, đoạn đường bộ cuối cùng nối cực nam đất nước bắt đầu từ thị trấn Năm Căn của tỉnh Cà Mau, nơi dòng sông Cửa Lớn cuồn cuộn chảy trong sự bí ẩn ngàn đời. Khi cây cầu vắt ngang sông được thông xe, nó đã giải vây cho huyện Ngọc Hiển khỏi vị thế cô lập của một “ốc đảo”.


< Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫy tay chào người dân Cà Mau khi cùng lãnh đạo các bộ, ngành đi lên cầu Hòa Trung.


Trước đây, thời chiến tranh con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại đã cập bến tại vùng đất cực nam này của Tổ quốc. Nay, huyền thoại lại được viết tiếp với con đường Hồ Chí Minh trên bộ nối liền vùng cực bắc với cực nam.

Sáng nay làm lễ thông xe

Theo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, đường Hồ Chí Minh từ Năm Căn về Đất Mũi là đoạn đường cuối cùng của “con đường thiên lý” từ Pắc Pó đến mũi Cà Mau dự kiến thông xe kỹ thuật vào sáng nay, 16-1. Đoạn đường này dài hơn 58km, có tổng vốn đầu tư trên 3.932 tỉ đồng. Điểm đầu tiếp giáp với quốc lộ 1 (thị trấn Năm Căn), điểm cuối là khu công viên văn hóa Đất Mũi.

Giai đoạn trước mắt đầu tư xây dựng 51km gồm 27 gói thầu xây lắp (14 gói thầu cầu, 13 gói thầu đường), do Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (thuộc Bộ GTVT) làm chủ đầu tư.

Theo Tiến Trình, Tấn Thái (Tuổi Trẻ)
(NSO) - Vietjet Air, AirAsia, Vietnam Airlines và Tiger Air tuần này đều đang bán vé giá rẻ cho các chặng bay cả trong và ngoài nước.

- Vietjet Air

400.000 vé siêu rẻ của Vietjet Air vừa được mở bán, áp dụng cho tất cả các chặng bay quốc tế mà hãng đang khai thác, cụ thể từ TP HCM đi Bangkok, Singapore, Yangon, Hàn Quốc, Đài Loan và Hà Nội đi Bangkok, Seoul. Giá vé 0 đồng, chưa bao gồm các loại thuế và phí. Thời gian mua vé từ 12h đến 14h mỗi ngày, từ 14 đến 16/1, thời gian bay từ 1/2 đến hết năm 2016 (không áp dụng cho các ngày lễ Tết).

Các vé mở bán đợt này không đổi tên và hoàn trả, nhưng vẫn được đổi ngày bay và hành trình (có nộp thêm lệ phí chênh lệch).

- Air Asia

Ngày 25/1 tới, AirAsia sẽ khai trương chuyến bay thẳng đầu tiên từ TP HCM đi Penang. Trong ngày này, hãng tặng vé 0 đồng, chỉ phải thanh toán thuế sân bay (25 USD). Hai ngày có giá vé này là 25/1 và 7/2. Các ngày khác, hãng vẫn có vé khuyến mại từ 45 USD.

Lưu ý, chuyến bay thẳng từ TP HCM đi Penang chỉ áp dụng vào các ngày thứ 2, 4, 6 và chủ nhật. Các chuyến bay quá cảnh tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia không áp dụng hình thức khuyến mại này.

- Tiger Air

 Thời gian bán vé tới ngày 17/1 và thời gian bay từ 19/2 đến 26/4 áp dụng với chặng từ Hà Nội và từ 1/3 đến 19/5 với chặng từ TP HCM. Từ Hà Nội vé khứ hồi đã bao gồm thuế và phí (chưa gồm phí thanh toán online 9 đôla Singapore bằng thẻ tín dụng) chỉ 136 đôla Singapore (khoảng 2,2 triệu đồng) và từ TP HCM chỉ 86 đôla Singapore (khoảng 1,4 triệu đồng).

Điều lưu ý khi đặt vé online của Tiger Air là chỉ cần điền đúng họ tên và ngày sinh, không cần số hộ chiếu. Bạn chỉ cần sử dụng số chứng minh thư tại Việt Nam. Ngày hết hạn là thời gian làm chứng minh thư cộng thêm 15 năm. 

- Vietnam Airlines

Vietnam Airlines bán vé 'Siêu tiết kiệm' đến các điểm ở Đông Nam Á gồm có từ Hà Nội đi Yagon, Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore và từ TP HCM đi Jakartar, Bangkok, Singapore, Kuala Lumpur. Mức giá khứ hồi từ 200.000 đến 1.349.000 đồng chưa bao gồm thuế.
Thời gian mua vé từ ngày 14 đến 24/1, khởi hành từ 12/2 đến 31/12.

Những lưu ý cho người lần đầu mua vé máy bay giá rẻ

Nếu không cẩn trọng trong quá trình đặt vé máy bay và thanh toán, bạn có thể sẽ phải trả thêm những chi phí không cần thiết.

Nắm bắt nhu cầu muốn đi du lịch với chi phí thấp, các hãng hàng không giá rẻ đã mở ra nhiều cơ hội cho du khách đam mê di chuyển nhưng hạn chế về kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm, bạn cũng có thể gặp không ít phiền toái.


1. Kiểm tra kỹ thông tin trước khi mua vé


Vé rẻ, khuyến mãi đặc biệt từ các hãng hàng không là các loại vé không cho phép đổi tên, hủy vé và hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào. Bạn có thể được phép đổi ngày bay nhưng phải trả thêm phí chênh lệch tùy theo giá vé tại thời điểm đó. Loại vé này được bán, thanh toán qua các trang web chính thức của đơn vị bay. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ và kiểm tra số tiền thanh toán cẩn thận trước khi xác nhận mua.

2. Không được phép mua hành lý gộp chung

Kinh nghiệm cho thấy khi mua vé cho một nhóm người, không bao giờ được phép mua hành lý gộp chung cho cả nhóm. Việc người đứng tên trên vé hành lý vì lý do nào đó bỏ chuyến, sẽ mất luôn số hành lý mà các bạn dự tính mua cho đoàn.

Để chắc chắn, trước khi khởi hành chuyến bay 1-2 ngày, bạn mới quyết định việc có mua thêm hành lý hay không, vì khi đó cũng đã khá chắc chắn về số người đi, không xảy ra tình trạng dở khóc dở cười khi người có vé hành lý thì ở nhà, mà người sử dụng chuyến bay lại không có vé hành lý.

3. Từ chối những dịch vụ không cần thiết của hãng

Trong quá trình đặt vé, chú ý loại ra các lựa chọn mặc định mà các hãng bay hay chủ định đưa vào trong quá trình đặt vé như hành lý mua thêm, bảo hiểm, chọn chỗ ngồi, đồ ăn… để tránh phát sinh thêm chi phí nếu bạn không có nhu cầu sử dụng. Đồ ăn, thức uống trên các hãng bay giá rẻ thường đắt hơn nhiều so với giá thị trường. Vì vậy, hãy tự chuẩn bị cho mình ít đồ ăn vặt và vài túi trà lọc và bạn có thể vượt qua vài giờ của chặng bay nhanh chóng mà chẳng mất nhiều tiền cho những thứ không đáng.

4. Không đặt vé cho nhóm quá đông cùng lúc

Việc đặt mua vé máy bay giá rẻ cho một nhóm quá đông cùng lúc sẽ làm mất nhiều  thời gian trong thao tác nhập dữ liệu. Mặt khác, số lượng vé rẻ có giới hạn sẽ đẩy chi phí chung của nhóm lên cao hơn hẳn so với chi phí vé rẻ cho một hành khách thường.

5. Đăng ký thành viên để được giữ chỗ

Các hãng hàng không bán vé máy bay giá rẻ online đều cho phép giữ chỗ trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần thanh toán ngay. Điều này giúp bạn có thời gian kiểm tra lại lộ trình và các thông tin đặt vé liên quan, tiến hành đặt vé nhiều chặng, rủ thêm bạn đồng hành, thậm chí chuẩn bị tiền cho thẻ thanh toán trực tuyến. Nhiều hãng phải đăng nhập thành viên khi đặt chỗ để đảm bảo mã đặt chỗ của bạn được lưu lại trong hồ sơ của bạn cho đến khi tiến hành thanh toán (2 giờ).

6. Xác nhận lại thông tin trước khi khởi hành

Các thông tin khi đặt vé như hộp thư điện tử, số điện thoại liên hệ cần phải khai báo chuẩn xác phòng trường hợp có bất kỳ thay đổi nào từ hãng, bạn sẽ nhận được thông tin khuyến cáo. Trước khi khởi hành 3-5 ngày, bạn nên vào trang web của hãng kiểm tra lại hành trình theo số hiệu chuyến bay để xác nhận lại một lần nữa thông tin chuyến bay hoặc để xem có sự thay đổi nào không (ví dụ khởi hành sớm hoặc trễ) để tránh bị lúng túng, bị động.

7. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn mua vé giá rẻ

Bạn nên nhớ rằng các chuyến bay giá rẻ thường có lịch trình khởi hành vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm. Hãy cân nhắc các lợi ích có được hay các thiệt hại phát sinh khi sử dụng dịch vụ giá rẻ (với sự phục vụ tối thiểu) xem có phù hợp với lộ trình và yêu cầu của mình hay không.

8. Đến sớm xếp hàng chọn chỗ

Một số hãng giá rẻ không xếp ghế cho hành khách. Vì vậy, ai lên trước sẽ có ghế ngồi thoải mái hơn. Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà chạy như bay, vượt mặt người khác hay chen lấn để lên máy bay trước vì hành động này gây phản cảm cho rất nhiều hành khách đi cùng. Thay vào đó, chúng ta hãy đến sớm hơn một chút để xếp hàng.

Theo Ngôi Sao
Nếu đã chán những điểm du lịch phổ biến ở Đà Lạt, đã đi hết những con dốc ngoằn nghèo dẫn ra Hồ Xuân Hương, bạn hãy thử thuê một chiếc xe máy và khám phá những đồi cà phê bạt ngàn ở Tà Nung.

Tà Nung là xã nằm ở phía Tây Nam, cách thành phố Đà Lạt 19 km. Đây là khu vực sinh sống của những dân tộc thiểu số như Cil, Lạch, K’Ho, Mạ, Eede, Tày, Nùng Thái, Hoa…

Từ trung tâm thành phố, đi về hướng thác Cam Ly sẽ có một bảng chỉ dẫn rẽ hướng bên trái đi Tà Nung. Đoạn đường này ngay qua làng hoa Vạn Thành, bạn có thể tranh thủ ghé thăm những nhà lồng trồng hoa.

< Đoạn đường từ thác Cam Ly rẽ vào hướng đi Tà Nung.

< Đường đèo Tà Nung nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu.

Đường đèo Tà Nung nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu như thử sức những tay lái lụa. Nhưng đổi lại, bạn được mãn nhãn với khung cảnh một bên là vách núi sừng sững, một bên là vực thẳm phủ đầy những rặng thông già hàng trăm tuổi. Mỗi khúc cua tay áo, thung lũng thông càng trải dài vô tận.

< Mỗi khúc cua tay áo, thung lũng thông càng trải dài vô tận.

< Đường đang trong giai đoạn sửa chữa nên càng khó đi.

Đường đang trong giai đoạn sửa chữa nên càng khó đi, có nhiều đoạn đường đất đỏ bụi mù mịt lúc trời nắng hay nhão đặc khi trời mưa. Thế nên, tốt nhất bạn nên đi Tà Nung vào lúc sáng sớm khi trời hửng nắng.

< Đôi khi, bạn sẽ bắt gặp người dân tộc dắt bò lên rẫy sáng sớm.

Tà Nung không có những điểm tham quan phổ biến, nhưng nơi đây phù hợp với những người yêu thích trải nghiệm và khám phá. Đến Tà Nung mùa hoa cà phê (thường từ tháng 2 đến tháng 4), bạn sẽ ngất ngây trước hương hoa ngào ngạt trong gió.

< Những ngọn đồi cà phê nối tiếp nhau trùng điệp.

< Bạn có thể chạy xe len lỏi vào rẫy cà phê, đắm mình trong hương hoa ngào ngạt.

Bạn có thể chạy xe len lỏi vào những rẫy cà phê, ngắm những cành trĩu nặng trái cà phê điểm xuyết những bông hoa trắng muốt tỏa hương thơm ngát.

< Nhánh cà phê trĩu nặng quả, điểm xuyết những bông hoa trắng muốt tỏa hương thơm ngát.

Hay đứng trên đồi cao, nhìn xuống những quả đồi cà phê trùng điệp nối tiếp nhau, hít căng lồng ngực hương của hoa cà phê, hương của đất nơi cao nguyên xinh đẹp.

Nếu là người thích chụp ảnh, rẫy cà phê là nơi cho bạn những góc ảnh độc đáo và sáng tạo. Một ngày rong ruổi trên chiếc xe máy đi tìm hương hoa cà phê ở Tà Nung, bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên nơi thành phố sương mù Đà Lạt.

Theo Minh Hiếu (Phụ Nữ Online)
ĐGD: Tà Nung cũng là con đường thơ mộng đi qua ngôi làng chuyên nghề ươm tơ dệt lụa của người dân bản địa nên được gọi là 'con đường tơ lụa'. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng cung đường tuyệt đẹp như tranh vẽ này cùng với những dòng thác hùng vĩ. Thác được nhắc đến ở đây chính là thác Cửa Thần và thác Ba Tầng thuộc địa phận xã Tà Nung, Đà Lạt, Lâm Đồng. Độ cao của thác Cửa Thần chừng 15 mét, ngày đêm cuồn cuộn xối xả tạo nên một dòng suối bạc trắng, nhìn tựa như chòm râu của vị thần.

Vượt qua thác Cửa Thần, ở phía bên trái đỉnh thác Cửa Thần, từ khu rừng nguyên sinh có một nhánh suối dẫn nước về hòa nhập dòng suối chính, nguồn nước trong lành thả mình dạt dào trên nền đá hoa cương được thiên nhiên sắp xếp thành ba tầng,người Srê gọi là Liang Pe Knũ - thác Ba tầng.
(BCT) - Đà Lạt nhiệt độ giảm từng ngày, tối muộn có sương giăng. Đó là lúc người ta rủ nhau đến với thành phố mộng mơ để "hưởng" không khí mùa đông. Dự báo, Đà Lạt sẽ chật kín người dịp cuối năm vì trùng với mùa Festival hoa định kỳ. Trốn cái đông đúc của Đà Lạt những ngày ấy là một trải nghiệm thú vị và không quá khó!

Đà Lạt lập đông là mùa du lịch "sốt xình xịt" của cao nguyên Lang Biang. Từ độ trước Noel đến hết những ngày nghỉ của Tết Tây, kéo dài khoảng nửa tháng, thành phố này tràn ngập khách du lịch trong nước và quốc tế. Khi người Đà Lạt đang trang hoàng nhà cửa, đường phố, du khách cũng rộn ràng chuẩn bị cho kỳ nghỉ dưỡng cuối năm cùng lễ hội hoa duy nhất của Việt Nam.

Những biểu tượng khổng lồ của Đà Lạt như đóa dã quỳ, bông articheau, chai rượu vang… đang được dựng lên bên bờ hồ Xuân Hương. Muôn ngàn sắc hoa trải dài hai bên đường, dọc theo bờ hồ. Đường phố của những con dốc cao mờ sương cũng được trang hoàng lộng lẫy. Đại tiệc đầy màu sắc cùng với âm thanh, ánh sáng đã sẵn sàng, hứa hẹn là mùa lễ hội đặc sắc, vui nhộn. Trên các trang mạng, diễn đàn và facebook…, người ta thể hiện sự háo hức chờ đợi. Bấy nhiêu đó đủ thấy sức hút của lễ hội hoa và sự chào đón của du khách đối với lễ hội độc đáo này.

Tuy nhiên, với nhiều người, Đà Lạt quá đông đúc sẽ mất đi sự thi vị, không gian lãng mạn. Làm thế nào giữ cho mình được khoảng trời riêng giữa rừng người? Gợi ý tốt nhất vẫn là tránh xa các khu du lịch có thu vé, hình thành những cung đường riêng khám phá thành phố ngàn hoa suốt cả ngày mà không bị người khác làm phiền.

# Tuyến Vạn Thành - Tà Nung là một cung đường đẹp, trải dài 30-40km. Trên cung đường này, du khách có thể trải nghiệm làng nghề truyền thống trồng hoa Vạn Thành. Làng hoa này chào đón du khách cả ngày và đêm. Nông dân Vạn Thành đêm đêm chong đèn sáng rực các nhà kính, tưởng như đây là một thành phố không ngủ.

Tiếp nối làng hoa là con đường đèo uốn lượn giữa bạt ngàn rừng thông dẫn đến làng Tà Nung- một ngôi làng thuần khiết của người dân bản địa. Gần đó là những mái nhà nuôi tằm ươm tơ dệt lụa truyền thống. Điểm cuối là ngọn thác Liêng Rơwoa hùng vĩ vốn không dành cho người lớn tuổi vì đòi hỏi phải leo trèo để chinh phục. Đây không chỉ là nơi khám phá của các bạn trẻ mà còn là chốn hẹn hò của những đôi trai gái vì "huyền thoại" ngọn thác này như một câu chuyện tình đẫm lệ của Romeo và Juliet bên trời Tây.

# Tuyến Mimosa - Đại Ninh là một trải nghiệm vượt đèo, lội thác đi ngang qua những đồi hoa dã quỳ. Mùa này, mật độ di chuyển đèo Prenn rất đông nên du khách nên chọn đèo Mimosa để di chuyển xuống Đức Trọng. Gần chân đèo là làng gà với tượng gà chín cựa khổng lồ, nặng khoảng tám tấn kể về đôi trai gái quyết lấy được nhau và sự hòa hợp giữa hai dân tộc.

Theo con đường đầy dã quỳ vàng dọc tuyến quốc lộ 20, du khách đến Đức Trọng khám phá hai ngọn thác hùng vĩ của Tây Nguyên là Bongour và thác Ngà Voi. Hai ngọn thác này đếu nằm cách quốc lộ 20 khoảng 10km, ô tô chạy tới nơi. Dù vậy, hai ngọn thác này ít được nhà tour khai thác. Vì thế, du khách có thêm một lựa chọn để "trốn đông" thay vì phải chen chân ở các con thác Cam Ly, Prenn, Đatanla… Mùa này khu vực hồ Đại Ninh còn rất nhiều dã quỳ và cỏ hồng- hai "đặc sản" Đà Lạt đang được các bạn trẻ săn đón.

# Tuyến Trại Mát - Cầu Đất là cung đường khám phá một góc độc đáo của cao nguyên Lang Biang. Đó không chỉ là con đường sắt răng cưa (thế giới chỉ có hai tuyến là Việt Nam và Thụy Sĩ) đi ngang qua mà còn là con đường đi đến chiếc nôi của ngành trà Việt Nam. Tuyến này đường nhỏ và quanh co nên phải di chuyển tốc độ chậm. Những nhà ga của trăm năm trước vẫn hiện diện suốt tuyến đường này, như Trại Mát, Đa Thọ, Cầu Đất…

Đó là những công trình thuộc địa với lối kiến trúc vững chãi. Đồi trà Cầu Đất là dấu ấn của ngành trà, nơi những cây trà đầu tiên được trồng tại Việt Nam hơn một thế kỷ trước. Những thiết bị, máy móc dùng chế biến trà trong nhà xưởng sở trà Cầu Đất được giữ nguyên vẹn và chuẩn bị đưa vào khai thác du lịch. Từ nhà máy, đi thêm khoảng 5km băng qua các đồi trà là đến với rừng trà cổ thụ, tuổi thọ lên đến trăm năm.

Sau khi tìm những không gian riêng cho mình suốt cả ngày, đêm xuống đừng quên dừng lại các sân khấu ở khu Hòa Bình, hồ Xuân Hương để hòa mình vào không khí lễ hội của âm thanh và ánh sáng. Người Đà Lạt vốn rất mê ca hát. Du khách có thể tìm cho mình những sân khấu theo sở thích. DJ, Rock và Hip Hop thường nằm ở những khu trung tâm năng động.

Người yêu Tình ca Đà Lạt của "giấc mơ một loài hoa" của "thành phố nào vừa đi đã mỏi", của "từng đôi đi trên phố vắng"…, thì tìm đến sân khấu ga Đà Lạt hoặc đến các phòng trà trên đồi cao, ẩn mình dưới thung lũng. Ở đó có những tình khúc lãng mạn rất "chất" Đà Lạt, có những bạn tâm giao và những nàng thơ. Riêng công viên hồ Xuân Hương là không gian rượu vang và nhạc rock của những tài tử miền hoa.

Theo Thành Nguyễn (Báo Cần Thơ)
Cầu Rạch Chiếc trên đường Vành đai phía Đông đang hoàn thành, khi thông xe sẽ rút ngắn đáng kể lộ trình từ khu Nam Sài Gòn ra xa lộ Hà Nội để về các tỉnh. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán.

< Phối cảnh cầu Rạch Chiếc trên đường Vành đai phía Đông (quận 9, TPHCM).

Ngày 26/12, thông tin từ Khu quản lý Giao thông Đô thị số 2 (Khu 2, Sở GTVT TPHCM) cho biết công trình giai đoạn 1 xây dựng nhánh cầu Rạch Chiếc trên đường Vành đai phía Đông (quận 9) với 4 làn xe cùng các hạng mục như: đường dẫn 2 đầu cầu, đường kết nối với các tuyến vào Khu Công nghệ cao, công trình hạ tầng kỹ thuật (hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và an toàn giao thông…) đang được thi công những công đoạn cuối để thông xe kỹ thuật vào ngày 29/12 tới và công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán (dự kiến ngày 30/1/2016).

< Cầu Rạch Chiếc và các công trình hạ tầng kỹ thuật (giai đoạn 1) với vốn đầu tư 871 tỷ đồng sắp thông xe chính thức trước Tết Nguyên đán 2016.

Cầu Rạch Chiếc trên đường Vành đai phía Đông (hướng từ cầu Phú Mỹ đi về XLHN) có chiều dài toàn cầu hơn 540m; phần cầu chính gồm 3 nhịp vòm ống thép nhồi bê tông giản đơn; phần cầu dẫn mỗi bên gồm 5 nhịp; đường dẫn 2 đầu cầu có tổng chiều dài hơn 320m, mặt cắt ngang rộng 67m; phần đường kết nối cầu Rạch Chiếc với tuyến đường D2 vào Khu công nghệ cao dài gần 223m, mặt cắt ngang rộng 50m. Tổng mức đầu tư công trình giai đoạn 1 hơn 871 tỷ đồng.

< Công nhân đang tất bật thi công những công đoạn như lắp lan can, sơn màu vòm, hệ thống chiếu sáng...

Theo Khu 2 (chủ đầu tư dự án), khi thông xe sẽ cho phép các loại xe lưu thông gồm: xe 2 bánh; xe ô tô, xe khách; xe tải dưới 3,5 tấn. Xe tải phục vụ Khu công nghệ cao và các phương tiện nói trên lưu thông theo lộ trình Vành đai 2 (từ Khu Nam Sài Gòn qua cầu Phú Mỹ) – Cầu Rạch Chiếc (mới) – đường D2, D1 (Khu công nghệ cao) – XLHN và theo chiều ngược lại.

< Ông Lê Hoàng Quân kiểm tra công trình trên xe máy...

Chiều 26/12, Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã đến kiểm tra, thị sát tiến độ công trình.

< Các tuyến đường kết nối cầu Rạch Chiếc trong Khu công nghệ cao đã hoàn thiện để phục vụ cho việc thông xe cuối tháng 1/2016.

Ông Quân biểu dương đội ngũ kỹ sư, công nhân thi công và đánh giá tầm quan trọng của dự án khi đưa vào sử dụng sẽ rút ngắn đáng kể khoảng cách từ các tỉnh miền Tây, khu Nam Sài Gòn ra cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố mà không phải đi vào khu trung tâm như trước đây.

Được biết giai đoạn 2 của dự án sẽ thực hiện trong tương lai xây dựng nhánh cầu cho 4 làn xe lưu thông (song song cầu Rạch Chiếc).

Theo Dân Trí

ĐGD: Đoạn đường Vành Đai và cây cầu này mình đã đề cập đến vài lần trong các bài 'Loanh quanh Sàigòn', lúc ấy nó chưa thi công, lúc đang thi công... và giờ đây thì sắp hoàn thành.
Lại thêm một hướng đi thuận tiện cho pà kon để thoát nhanh ra xa lộ HN nhé.
Thông tin về giờ tàu chạy, giá vé sẽ giúp du khách lên kế hoạch đi đảo Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc thuận tiện hơn.

Dưới đây là lịch tàu chạy ra các hòn đảo du lịch nổi tiếng ở Việt Nam.

+ Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu)

Hiện nay có 2 chiếc tàu biển để đưa khách từ Vũng Tàu (cảng Cát Lở) – Côn Đảo (cảng Bến Đầm) và ngược lại.
Tàu xuất phát lúc 17h và đến nơi khoảng 6h sáng hôm sau.

Giá vé:
- Tàu CD09: ghế ngồi giá 85.000 đồng/ người, giường nằm giá 150.000 đồng/ người.
- Tàu CD10: ghế ngồi giá 125.000 đồng/ người, giường nằm giá 200.000 đồng/ người.

Trên tàu có cantin nhỏ phục vụ các loại thức uống đóng chai, lon. Thức ăn chủ yếu là mì tôm và các loại bánh snack. Từ cảng Bến Đầm đi vào trung tâm thị trấn Côn Sơn khoảng 12 km.

+ Phú Quốc, Nam Du (Kiên Giang)

* Giờ tàu tăng cường vào dịp cao điểm như cuối tuần, lễ, tết…


+ Phú Quý (Bình Thuận)

Giá vé tàu nhanh: (thời gian di chuyển 3,5 giờ)

- Ghế hay giường thường: 250.000 đồng/ người
- Giường máy lạnh: 350.000 đồng/ người


Giá vé tàu chậm (thời gian di chuyển 6 giờ):

- Ghế thường 150.000 đồng/ người
- Ghế phòng 250.000 đồng/ người

Giá gửi xe máy ra đảo khứ hồi: xe số 500.000 đồng/ chiếc, xe ga: 540.000 đồng/ chiếc.

+ Bình Ba, Bình Hưng (Khánh Hòa)


Để đến Bình Hưng bằng đường đất liền, bạn phải di chuyển được tới Bãi Kinh, từ đây mới có thể đi thuyền qua đảo Bình Hưng. Du khách đi thuyền sang đảo mất khoảng 10 phút, chi phí 10.000 đồng/ người. Tàu đi về ở đảo Bình Hưng chạy cả ngày, khoảng 18h là nghỉ. Đi từ Bình Ba, du khách có thể thuê thuyền sang đảo Bình Hưng mất khoảng 60 phút và ngược lại.

+ Lý Sơn (Quảng Ngãi)


Ngoài tàu cao tốc, mỗi ngày có một chuyến tàu vận tải (tàu gỗ) chuyển hàng hóa và cả hành khách ra đảo Lý Sơn. Tàu từ Đảo Lớn sang Đảo Bé khởi hành lúc 8h sáng và quay lại lúc 14h30 hàng ngày. Bạn cũng có thể liên hệ với tàu cá của người dân để sang Đảo Bé.

+ Cù Lao Chàm

- Cách 1: Nhanh nhất nhưng hơi tốn kém, đến Cửa Đại, Hội An thuê ca nô ra đảo mất 15 phút.
- Cách 2: Cũng tại Cửa Đại, có chuyến tàu chợ ra đảo vào lúc 9h hàng ngày, hành trình khoảng 2h.
- Cách 3 Tại bến thuyền ngay trong phố cổ Hội An, có chuyến tàu chợ ra đảo vào lúc 8h hàng ngày, hành trình khoảng 1h.

Tàu đi Cù Lao Chàm có 2 loại là cano và tàu chợ (tàu gỗ). Cano thì nhỏ hơn nhưng lướt sóng đi nhanh hơn. Nếu ai thích cảm giác mạnh và muốn tiết kiệm thời gian thì mua vé đi ca nô từ các công ty lữ hành. Tức nhiên họ sẽ khuyến khích bạn hãy mua tour đi du lịch trọn gói của họ, còn khuyến cáo là khi nào khách book tour còn dư chỗ họ mới bán vé cho bạn.

Đừng lo, luôn luôn có vé. Còn nếu không có vé bạn vẫn có thể chuyển qua đi tàu chợ vì tàu chợ xuất phát chậm hơn cano 1 tiếng đồng hồ. Vé cano là 150k/người nhưng vé tàu chợ chỉ có 25k/người thôi. Tàu chợ đi chậm hơn, tàu lớn hơn nên nếu ai sợ say sóng thì nên đi tàu này.

Theo iViVu, Dulichbui
Con đường hoa mười giờ uốn lượn nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh rì dẫn vào một xóm nhỏ thân thương thơ mộng của hai bác nông dân.

< Con đường hoa mười giờ đầy thơ mộng.

Con đường hoa mười giờ uốn lượn giữa cánh đồng lúa xanh của hai vợ chồng nông dân ở Mỹ Thạnh (Long An) khiến nhiều người mê mẩn. Nhiều người dân ví von, đây là con đường hoa mười giờ đẹp nhất ở làng Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.

< Con đường hoa 10 giờ quanh co giữa đồng ruộng.

< Có đoạn thẳng băng giữa các ruộng lúa.

“Nhiều người đi ngang qua đã không thể cưỡng lại nổi nét đẹp chân quê, mộc mạc của con đường mà vợ chồng tôi chăm sóc suốt 3 năm qua. Có một cặp vợ chồng trẻ đi xe hơi bồng con nhỏ dạo chơi cả buổi chụp ảnh ở con đường này”, bác Trần Thị Chiến (67 tuổi, chủ nhân của đường thơ mộng trên) chia sẻ.

< Thử đến vào lúc 10 giờ mà xem, hoa nở sẽ rợp trời.

< Để có con đường hoa mười giờ đẹp như vậy, hai vợ chồng bác Chiến bỏ công chăm sóc năm này qua năm khác.

Để hoa mười giờ mọc đầy con đường dẫn vào nhà, 2 vợ chồng bác Chiến phải lấy đất ruộng hàng năm đắp lên con đường, thi thoảng rắc phân, tưới nước, chăm sóc từ năm này qua năm nọ.

"Trước kia, con đường dẫn vào nhà tôi ngập cỏ dại, trồng hoa mười giờ vừa chống sạt lở đất, vừa làm đẹp lối đi. Hoa nở đẹp nhất vào khoảng thời gian từ 9-12 mỗi ngày" bác Chiến cho hay.

Infonet giới thiệu bạn đọc nét đẹp mộc mạc, chân quê đến mê mẩn về con đường hoa mười giờ.

Theo Infonet