Tab Từ Khóa "Du lịch Long An"
Showing posts with label Du lịch Long An. Show all posts
(BLA) - Sau Lễ hội Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành cũng là lúc người dân lại đón lễ Vía bà Ngũ hành ở xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đây được xem là một trong những lễ hội lớn của tỉnh, thu hút đông đảo khách gần xa và được tổ chức từ ngày 18 đến 20 tháng Giêng âm lịch.

Để tránh những ngày chính diễn ra lễ hội khách thập phương đến đông, ngay chiều 17 âm lịch nhiều khách đã đến viếng. “Mấy năm trước, đi viếng đường kẹt cứng người, chen nhau cực quá nên năm nay tôi tranh thủ đi sớm hơn. Năm nào cũng vậy, dù có bận bịu, tôi cũng đều sắp xếp thời gian đến viếng Ngũ hành nương nương, thắp hương cầu mong gia đình được bình an, hạnh phúc cũng như mua may bán đắt” - chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, một khách hành hương tại TP.HCM chia sẻ.

Chị Hiền, một tiểu thương tại chợ Long Thượng cho rằng, năm nào cũng vậy, Vía bà Ngũ hành thu hút rất nhiều khách thập phương tham gia. Họ hầu hết ở nhiều nơi đến, nhất là người Hoa ở TP.HCM.

Lễ Vía bà Ngũ hành hay còn gọi là lễ cầu an được tổ chức gắn liền với di tích kiến trúc nghệ thuật Miếu Bà Ngũ hành. Miếu Bà Ngũ hành trước đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Hằng năm, miếu được sửa chữa do xuống cấp, về sau, được người dân, khách thập phương đóng góp xây dựng, chuyển sang lợp ngói ống, vách gỗ rộng rãi hơn. Qua nhiều năm với nhiều lần trùng tu, đến nay, Miếu Bà Ngũ hành vẫn giữ được nét nguyên thủy của kiến trúc đình Nam bộ với tứ trụ (tứ tượng). Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh được công nhận vào ngày 22-2-1997 và là di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng vào tháng 12-2014.

Miếu bà Ngũ hành Long Thượng thờ Ngũ hành nương nương - vị thần được người dân tin rằng có quyền năng trong các lĩnh vực liên quan đến vàng, bạc (kim), gỗ, cây (mộc), sông nước (thủy), lửa (hỏa) và đất đai (thổ); giúp cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, ngày 18 tổ chức lễ khai mạc và dâng hương; ngày 19 làm lễ cầu an, múa bóng rỗi; ngày 20 lễ dâng bông, hát địa nàng… Kết thúc vào ngày 21 là lễ cúng bế cả. Trong đó, có thể nói múa bóng rỗi, hát địa nàng là những tiết mục đặc sắc, thu hút nhiều khách tham quan bởi đó không chỉ là những nghi thức trang trọng mà còn là loại hình nghệ thuật dân gian hết sức độc đáo của Nam bộ.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, ước tính có trên 10.000 lượt người đi lễ. Mỗi năm, số lượng khách hành hương đến càng tăng. Địa phương tăng cường lực lượng bảo vệ quanh miếu để giám sát việc dâng hương của du khách, đề phòng cháy nổ và nhất là bảo đảm an ninh trật tự, không để xảy ra tình trạng mê tín dị đoan. Ngoài ra, từ số tiền đóng góp của du khách, ngoài việc dùng để trùng tu miếu, Ban tổ chức còn dành một phần cho công tác từ thiện.

Đây là lễ hội mang tín ngưỡng dân gian, là sự kiện mang tính cộng đồng của người dân trong tỉnh nói chung và huyện Cần Giuộc nói riêng. Lễ hội năm nay được chuẩn bị chu đáo, tổ chức trang trọng hơn để xứng tầm là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Sau khi kết thúc lễ hội, được sự chấp thuận của tỉnh, huyện cùng với địa phương tiến hành trùng tu, sửa chữa lại miếu với kinh phí dự kiến 5,5 tỉ đồng dựa vào nguồn xã hội hóa.

Theo Thanh Nga (Báo Long An)
Nằm ở xã Thạnh Đức, Bến Lức, tỉnh Long An, trường đua xe HappyLand là trường đua mô tô – ô tô Rally hướng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Trường đua xe HappyLand cũng là một trong những hạng mục thành phần của Khu phức hợp Giải trí HappyLand - một dự án của Tập đoàn Khang Thông làm chủ đầu tư. Quy mô trường đua lên đến 139.000m2, sức chứa đến 25.000 khán giả, bao gồm nhiều khu phức hợp như: 1,4km đường nhựa dành cho xe mô tô; 1,1km đường offroad dành cho xe cào cào và xe ATV, 400m đường đua Drag theo tiêu chuẩn; 7,5km đường đua dành cho ô tô Rally, 18.000m2 sân tập dành cho Moto Gymkhana, 5.000m2 sân tập xe đạp và mô tô cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Trường đua xe HappyLand tích hợp 12 thể loại đua giành cho xe đạp, mô tô, ô tô; cùng các khóa huấn luyện về điều khiển, đua xe theo tiêu chuẩn an toàn và chuyên nghiệp.

Với việc đưa trường đua HappyLand vào hoạt động, Ban tổ chức mong muốn đây sẽ là bước khởi đầu ấn tượng để thực hiện các mục tiêu hướng về cộng đồng, bước đầu tạo ra sân chơi lành mạnh, an toàn, chuyên nghiệp cho cộng đồng yêu thích môn thể thao đua xe mô tô và ô tô tại Việt Nam. Đồng thời qua đó làm tăng sự nhận biết theo hướng tích cực của người dân Việt Nam về bộ môn thể thao này.

Qua các giải đua, chọn lọc những năng khiếu, những vận động viên đạt thành tích cao để phát triển thành những vận động viên chuyên nghiệp sẵn sàng cho các giải đấu mang tầm khu vực và quốc tế. Trường đua xe HappyLand sẽ là môi trường để luyện tập các kiến thức, kỹ năng về điều khiển xe mô tô và ô tô cho những người yêu thích đua xe nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung.

Những hoạt động đầu tiên ở trường đua HappyLand diễn ra ngay trong tháng 3/2016. Cụ thể, từ ngày 20 - 24 tháng 3 năm 2016, tại Trường đua xe HappyLand sẽ bắt đầu diễn ra các hoạt động huấn luyện về kỹ năng và kỹ thuật điều khiển xe mô tô và ô tô với sự tham gia của huấn luyện viên – vận đông viên chuyên nghiệp AZLAN SHAH KARARUZAMAN đến từ Malaysia – VĐV giải vô địch Moto2 - MotoGP 2015, nhà vô địch giải ARRC (Asia Road Racing Championship) 600cc năm 2013, thuộc đội đua IDEMITSU HONDA TEAM ASIA. Đây là một trong các nội dung hợp tác của Trường đua xe HappyLand với Trường đua Pitrides, thuộc HB Motorsport, Malaysia trong khuôn khổ hợp tác về các hoạt động trường đua như: quản lý, tổ chức, kỹ thuật, huấn luyện và trao đổi tay đua giữa hai nước…Chương trình còn có sự ủng hộ và hỗ trợ từ ông AZAWANDY BIN ANUWAR – Trợ lý Giám đốc, Bộ Thanh niên và Thể Thao Malaysia.


Từ ngày 25 – 27 tháng 3 năm 2016, tại Trường đua xe HappyLand sẽ diễn ra các hoạt động xếp hạng và phân loại các tay đua mô tô và ô tô. Trong thời gian này, Trường đua xe HappyLand sẽ mở cửa đón khán giả đến tham quan và theo dõi quá trình tập luyện của các tay đua.


Trong các ngày 29 – 30 tháng 4 và ngày 01 tháng 5 năm 2016, “Giải vô địch mô tô Việt Nam và Giải vô địch ô tô Rally Việt Nam – tỉnh Long An mở rộng 2016”, được tổ chức bởi Trường đua xe HappyLand và Công ty TNHH Tổ chức sự kiện Red Wing, sẽ diễn ra tại Trường đua xe HappyLand - xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Riêng “Giải vô địch ô tô Rally Việt Nam” sẽ tiếp tục đua chặng 02 tại Khu du lịch thể thao mạo hiểm Tanyoli Mũi Dinh, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Theo Đức Anh (Xedoisong)
(TTO) - Dù ai buôn bán bộn bề. Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu. Từ cả trăm năm nay, lễ hội Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu là lễ hội tâm linh vì cộng đồng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cúng cô hồn thập loại chúng sinh.

Tầm Vu (huyện Châu Thành, Long An) là quê hương của GS. Trần Văn Giàu, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, địa bàn hoạt động của các chí sĩ yêu nước như Trương Định, Thủ Khoa Huân, Phan Văn Đạt…Hai anh em ông nội vợ GS Trần Văn Giàu là Đỗ Tường Phong (ông nội vợ của giáo sư Trần Văn Giàu) và Đỗ Tường Tự từng cầm đầu cuộc khởi nghĩa ở đây. Khởi nghĩa thất bại, Đỗ Tường Phong bị chém ở Tân An và Đỗ Tường Tự bị xử bắn tại chợ Tầm Vu, nhiều nghĩa sĩ đã hy sinh, nhiều người dân bị giết oan ở mảnh đất này.

Huyện Châu Thành còn được biết tới là xứ sở của trái thanh long miền Tây, đặc biệt là ở các xã An Lục Long, Dương Xuân Hội, Thanh Phú Long là cây nông nghiệp chủ lực ở địa phương.

Trước đây chợ Tầm Vu thường hay bị cháy, liên tiếp xảy ra dịch bệnh nên người dân lập ra lệ cúng cầu siêu, cầu an cho bá tánh vào dịp rằm Nguyên. Lễ hội diễn ra từ ngày 14-16 tháng giêng, bắt nguồn từ sự kiện Pháp xử bắn hai nhà nước Đỗ Tường Tự và Đỗ Tường Phong (ông nội vợ của giáo sư Trần Văn Giàu). Quân đội Pháp nghiêm cấm việc làm ma chay và khóc thương.Do dịch bệnh hoành hành mùa màng, nhân dân Tầm Vu mượn cơ hội làm trai đàn để xua đuổi côn trùng phá hoại mùa màng, vừa làm lễ trai đàn cho những ngườiđã ngã xuống.

Trong ngày 15 âm lịch, 9 xã trong huyện Châu Thành đã bày biện các bàn thờ cúng để hưởngứng lễ Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu. Cácxe hoa đăng cũng diễu hành thử qua các đường phố trong thị trấn. 10 giờ sáng, Tiêu DiệnĐại Sĩ được thỉnh từ chùa Linh Phước về chùa Linh Võ (chùaÔng), cạnhđình Tân Xuân để nhân dân đến chiêm bái. Buổi tối, trước sân đình Tân Xuân, ngay tạiĐài liệt sĩ, diễn ra lễ tế liệt sĩ (chiến sĩ trận vong) do thánh thất Phương Quế NgọcĐài phụ trách. Nghi lễ có dâng hương, đăng trà, quả 3 lần, có một đồng nữ xướng ca ngôn (ca kệ giống như hát bội).Người dân địaphương và khách tham gia lễ hội đến thắp hương ở các chùa, đình, miếu trong thị trấn, đến chụp hìnhở các ghe đăng đậu trên sông Tầm Vu.Cả thị trấnđã có màu sắc của lễ hội.

Sáng ngày 16 âm lịch diễn ra lễ cúng cô hồnở miếuÂm Nhơn, nằm trong khuôn viên chùaÔng, trống lân rộn rã.Các trò chơi dân gian như kéo co, đập niêu, nhảy bao bố, bắt vịt trên sông cũng lần lượt diễn ra bên cạnhđình Tân Xuân.Các cỗ bánh dự thi được thỉnh về khu vực trai đàn. Những cỗ bánh được trưng bàyđẹp sẽ nhận được giải thưởng của ban tổ chức. Tiêu DiệnĐại Sĩ lại được thỉnh từ chùaÔng gầnđó về tập kết nơi đây.

12 giờ trưa là thời điểm tổ chức chiêu u (rước vong) trên bộ. Đoàn rước lần lượt đếnđài liệt sĩ của xã Long Trì, các miếu cô hồn ven đường, các “động quỷ” (theo tích truyệnTây Du ký) do người dân địa phương trong huyện lập nên. Ở mỗi nơi ban tế lễ cùng các nhà sư làm nghi thức tưởng niệm kèm theo lễ viếng mộ, rước các vong hồn trôi dạt, múa lân. Đoàn xe đi đếnđâu gây không khí tưng bừng đếnđó, nam nữ, khách thập phương đi theo cả một đoàn dài, nhà nhà tổ chứcăn mừng đón chào lễ hội này. Dọc hai bên đường, các gia đình bày bàn thờ cúng trong dịp này.

Nghi thức chiêu u đường sông cũng được thực hiện sau đó. Một chiếc ghe có thầy tụng được chèo dọc các nhánh sông rạch, nơi có các miếu cô hồn, những nơi diễn ra những trậnđánh để rước các “vong hồn lạc thủy” về ghe đăng đậu ở bến sông.

Không khí huyên náo diễn ra khắp các đường phố của thị trấn Tầm Vu trong đêm nay với khách thập phương từ các nơi kéo về, còn vui hơn cả ngày Tết.

Giây phút náo nhiệtnhất của lễ hội Làm Chay là sau phần cầu siêu của các nhà sư kết thúc lúc 24 giờ, nghi thức xô giàn thí thực diễn ra. Hình nộm ông Tiêu (Tiêu Diện Đại Sĩ), vị Bồ Tát chuyên hàng yêu phục quỷ được đốt cháy trong chốc lát, những người tham gia lễ hội tràn qua hàng rào để tranh nhau các cỗ bánh, trái cây nhằm tìm chút lộc đầu năm, nhưng tuyệt tối không có chuyện dẫm đạp lên nhau. Bánh cúng trên giàn thí thực được quăng ra.

Năm 2015, lễ hội Làm Chay được công nhận danh hiệu Di sản phi vật thể cấp Quốc gia và đình Tân Xuân cũng được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Từ một tín niệm Phật giáo, kết hợp với tín ngưỡng dân gian và kể cả tôn giáo khác, người dân Tầm Vu đã sáng tạo nên một lễ hội đậm chất nhân văn, tưởng nhớ các vong linh, những anh hùng chiến sĩ đã ngã xuốngở mảnh đất giàu truyền thống này, một lễ hội mang vẻ đẹp thuần phác của miền Nam. Năm nay, thanh long được mùa càng tạo điều kiện cho người dân gìn giữ những giá trị truyền thống lễ hội của mình.

Theo Nguyễn Thanh Lợi (Dulich.Tuoitre)
(TTO) - Con đường từ miền Tây về TP.HCM dài hun hút, quốc lộ 1 buổi xế trưa nắng như đổ lửa. Nhìn các bảng hiệu bên đường mới biết đang vào địa phận Bến Lức, Long An - vùng đất nổi tiếng với "thương hiệu" thơm (khóm).

Xe chúng tôi chạy qua những sạp hàng mái lá thô sơ, đóng sơ sài bằng gỗ tạp. Mít, chuối và nhiều nhất là những trái thơm vỏ xanh, vàng cam nằm sắp lớp bên đường. Có cả những trái thơm đã xay mắt, lộ khe thịt vàng tươm nước ngọt, bọc kín trong nilông che bụi treo lủng lẳng. Nhìn những trái thơm đã được gọt sạch vỏ, màu vàng ngon mắt đung đưa trong nắng, lại nhớ về những tháng năm chưa xa khi đường sá còn cách trở, xe đò và các loại xe về miền Tây t
hường dừng lại cho tài xế nghỉ ngơi và khách xuống mua thơm.


< Trái thơm gọt sẵn, giá 12.000 đồng/trái.


Vừa ăn giải khát vừa mua về làm quà vì khi đó miền Tây có nhiều vùng trồng thơm, nhưng ngon nhất vẫn là khóm Cầu Đúc (Hậu Giang) và thơm Bến Lức (Long An).    

Xe dừng lại một quầy nhỏ bên đường. Anh bạn đi cùng nghi ngại khi thấy cô chủ lôi từ trong thùng đá ra một trái thơm ướp lạnh vàng ươm rồi bày thêm đĩa muối ớt đỏ hực. Cô khéo léo chẻ nhỏ trái thơm ra từng miếng, ghim thêm cây tăm tre.

Xóc từng miếng thơm mát lạnh bỏ vô miệng, nhai rào rạo trong tiếng vỡ giòn rụm, hớp thêm chút nước suối đá lạnh thì gương mặt khô héo vì nắng của anh tươi tỉnh và thư giãn hẳn ra. Chưa kịp cản, anh chàng đã ăn "bay" nửa trái. Cô chủ vừa nói “coi chừng rát lưỡi đó đa” thì anh đã thè lưỡi, nhăn nhăn. Cũng cô chủ lật đật lục cái hộc dưới chân đi tìm gói đường: "Tại chú ăn cái cùi thơm mới rát. Ăn miếng đường vô cho dịu chút”.


< Thơm đỏ, thơm son thường chỉ bày bán dịp tết.


Cũng may trong túi tôi lúc nào cũng có sẵn kẹo. Ăn kẹo xong, anh lại có ý muốn mua vài trái về bỏ tủ lạnh ăn dần vì thơm "thơm và ngon quá”. Theo cô chủ hàng, những trái thơm được gọt, ướp lạnh là những trái chín ngấu nên ngọt và giòn nhất dù thực chất thơm Bến Lúc trái nào cũng ngọt. Nhưng trái mới chín vị ngọt thanh có chen chút chua nhẹ.

Thơm gọt sẵn người mua hay chọn về làm món khóm xào hay nấu canh chua, kho chay. Vị ngọt hậu nên khỏi cần nêm thêm gì. Còn thơm trái nguyên vỏ thì mua về xay sinh tố, ép hay làm thuốc. Thuốc thì theo truyền miệng thơm giúp tiêu hóa, chống viêm, tẩy độc, chữa sỏi thận... Cô còn nói thêm trên mạng có nhiều bài hướng dẫn lắm rồi ân cần giải thích khu vực này quanh năm toàn bán thơm xanh, vì thơm vỏ xanh một năm cho trái tới 2 - 3 đợt.

Đợt tết mới bán thơm đỏ, mà sau này còn gọi là thơm son. Thơm son chỉ dùng để chưng, do trái nhỏ mà thịt lại chua. Trồng khó, một năm chỉ cho một đợt trái nên nhà vườn trồng chủ yếu phục vụ cho chưng cảnh mùa tết. Khi đó các sạp quanh đường đều bán thêm thơm đỏ, nhưng sát tết nếu ai còn ôm thơm đỏ thì coi như thua.

"Thơm xanh cứ bán lai rai tới tới - cô chủ hàng nói - Bán hổng nghỉ ngày nào hết. Khách đi chơi ai cũng ghé ăn thơm giải khát. Tết bán cho giới trẻ đi chơi nhiều lắm”.


Thơm Bến Lức - đặc sản của xứ Long An


< Những trái thơm chín ngọt.

Hồi xưa nghe tôi thắc mắc "thơm và khóm có gì khác nhau”, bà nội tôi kể chuyện cổ tích trái Huyền Nương, rồi bảo trái khóm thì tròn, trái thơm thì dài. Khóm thì nhỏ trái, vỏ vàng, vị chua, mắt khít, chỉ dùng nấu canh chua. Còn thơm, người ta kêu vậy để phân biệt với khóm, là giống cũ. Thơm là giống mới, chỉ loài thơm tây, vỏ xanh trái to, thịt ngọt, mắt thưa, có thể gọt ăn chơi, ăn sống. Khóm có từ xưa, thơm mới gần đây do người Pháp mang vào rồi người Việt trồng.

Sau này hỏi lại cha tôi (là kỹ sư lâm nghiệp), ông lại bảo: “Thơm, khóm, dứa đều là một loại, tên khoa học Ananas comosus, là loại cây ăn trái phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới, chỉ khác nhau cách gọi.


< Một sạp bán thơm ven đường.


Trái thơm ở Việt Nam là một giải pháp cho những vùng đất bị nhiễm phèn nặng không trồng được lúa. Miền Bắc, miền Trung cũng có trồng, nhưng có lẽ thổ nhưỡng Long An và Cầu Đúc, Hậu Giang phù hợp nên trái thơm ngon và ngọt hơn”.

Nói đến Long An, du khách thường nghe nói về gạo nàng thơm Chợ Đào, rượu đế Gò Đen, nhưng đặc sắc và dân dã nhất vẫn là dưa hấu Tân Trụ và thơm Bến Lức bày bán dọc hai bên đường. Trong đó, dưa hấu nhiều nhất vào mùa trước tết, còn thơm Bến Lức thì bày bán quanh năm.

Vì thế nếu như đi đường khát nước, bạn hãy thử ghé một sạp hàng bán thơm ven đường, ăn miếng thơm chín ướp lạnh. Cam đoan sẽ thấy rất “‘đã”.

Theo Nga Bích (Tuổi Trẻ)