Tab Từ Khóa "Động"
Showing posts with label Động. Show all posts
(Tiếp theo) - Họ là những người Anh mê khám phá hang động, đến VN vì sở thích khám phá, chinh phục hang động và hữu duyên tương ngộ, họ trở thành mắt xích then chốt trong tiến trình đưa những kỳ quan vĩ đại ẩn dưới lòng núi đá vôi ra ánh sáng, làm rạng danh mảnh đất Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đam mê khám phá

Nhóm thám hiểm của Howard Limbert không có quỹ nào tài trợ mà tự bỏ tiền túi ra. Mỗi người làm các công việc ngành nghề khác nhau như kỹ sư, bác sĩ. Adam Spillane là kỹ sư đường sắt, Ian Watson chuyên gia cứu hộ, Howard và Deb làm trong lĩnh vực y tế. Họ miệt mài làm việc một năm rồi tiết kiệm, tích lũy lấy vốn ra nước ngoài với những chuyến khám phá hang động vô cùng kỳ thú. Kết thúc chuyến đi, cả nhóm lại về Anh làm việc bình thường.

< Ông Howard Limbert (trái) say sưa giới thiệu về hang động cho các hướng dẫn viên của Oxalis trên dọc hành trình.

Sau khi đi nhiều nơi trên thế giới, Howard và Deb muốn đến một nơi mà chưa có ai khám phá về hang động. Howard nhớ lại: “Chuyến đầu tiên vào tháng 3.1990, thời điểm đó hạ tầng giao thông rất khó khăn, mất 4 ngày để đi từ Hà Nội đến Phong Nha. Thời điểm đó chúng tôi chỉ biết là Quảng Bình có hệ thống núi đá vôi. Chúng tôi đưa ra một số địa điểm như: Quảng Bình, Hòa Bình, Quảng Ninh, rồi lên kế hoạch và đi, đi hết. Đầu tiên nhắm đến hệ thống hang động Hạ Long, sau đó chuyển giao cho tỉnh Quảng Ninh và tư vấn cho họ làm du lịch rất tốt. Lần đầu tiên vào Quảng Bình nhóm có 10 người đến từ Anh và 3 người VN. Lúc ấy rất khó khăn, không có thức ăn không có gì cả, phải mang từ Hà Nội vào. Còn ở địa phương, rất nhiều người chết vì bệnh sốt rét, người dân rất nghèo. Đi động Phong Nha chỉ có thể đi thuyền từ trung tâm xã hoặc đi bộ xuyên rừng chứ không có đường”.

< Nhóm chuyên gia nghỉ ngơi sau khi ra khỏi hang Én.

Nhờ sự giúp sức của một số giảng viên địa chất VN, các năm 1992, 1994, nhóm hoàn thiện khảo sát động Phong Nha, hang Tối và một phần hệ thống hang vòm (có động Thiên Đường), khám phá hang Én, hang Khe Ri… Từ đó về sau, định kỳ 2 năm một lần đoàn đến Quảng Bình khảo sát khám phá.

Năm 2005, lần đầu tiên Howard gặp Hồ Khanh. Vì không hiểu nhau nên Hồ Khanh phải dùng que vẽ sơ đồ và làm ký hiệu trên cát. Hồ Khanh nói phía sau hang Én có hang mà có khói, mây mù bay ra. Nhận định đấy có thể là hang cực lớn nên Howard bảo Hồ Khanh cố nhớ lại vị trí và tìm đường đến.

Mãi đến năm 2008, Hồ Khanh mới tìm ra hang. Năm 2009, khi nhận được tín hiệu từ Hồ Khanh, nhóm thám hiểm lập tức từ Anh sang VN và nhóm khảo sát hang cho đến “bức tường VN”, đến 2010 thì khảo sát qua khỏi “bức tường VN” và có số đo hang lớn nhất thế giới. Đó chính là Sơn Đoòng.

Howard tâm sự, ngay cả thời điểm năm 2009, khi mới có số đo của hang, chính ông cũng không biết Sơn Đoòng có lớn nhất thế giới hay không. Khi đo vẽ xong thì có cuộc họp trao đổi giữa các nhóm thám hiểm trên thế giới và các nhóm thám hiểm nói chưa có hang nào lớn như vậy trên thế giới. Ông gửi cho một nhà địa lý có tiếng ở Anh và ông này khẳng định Sơn Đoòng là lớn nhất thế giới.

< Tiếp tục lội suối hướng về Sơn Đoòng.

Họ đưa Sơn Đoòng ra ánh sáng và giờ tiếp tục đóng góp công sức trong việc đưa hình ảnh động lớn nhất thế giới lên giá trị mới.

Trong số 5 chuyên gia đang làm cố vấn kỹ thuật cho Oxalis, Adam trẻ tuổi nhất, 44 tuổi, còn lại đều trên dưới 60. Thế nhưng họ vẫn khỏe và đầy nhiệt huyết; ngoài việc làm tròn trách nhiệm đảm bảo an toàn, họ luôn say sưa giới thiệu về hang động với các thành viên đoàn. Đặc biệt, Howard luôn chỉ những vị trí đẹp, tạo sáng làm nền cho tôi ghi hình ảnh.

< Bà Deb Limbert giải thích những viên đá, sỏi màu đỏ trôi ra từ hướng hang Khe Ri cho hướng dẫn viên của Oxalis biết.

Tôi cảm nhận, với Howard, dường như tình yêu ông dành cho thiên nhiên, cho hang động và cho Phong Nha - Kẻ Bàng lúc nào cũng hừng hực mãnh liệt. Ian Watson dáng người to béo, gần như ông ngồi trên chiếu không được nhưng ông rất nhanh nhẹn trong công việc và luôn thuộc nhóm những người đi dò đường.

Cho đến nay, đoàn đã khảo sát và khám phá tổng hơn 200 km hang động tại Quảng Bình, tính tổng tại VN thì hơn 350 km, riêng tổng chiều dài hệ thống vòm đã khảo sát ở Phong Nha - Kẻ Bàng lên đến 45 km.

< Adam đang kiểm tra lại hệ thống an toàn trong động Sơn Đoòng.

Tôi hỏi liệu sức khỏe của ông có đảm bảo để tiếp tục khám phá hang động hay không thì ông trả lời dứt khoát: “Đủ chứ. Hang động gắn với cuộc đời chúng tôi, tôi thám hiểm hang động trong suốt cuộc đời từ nhỏ đến lớn”. Ông cho hay thời gian gần đây người dân địa phương có thông tin về hang động nhưng chưa có phương tiện để khảo sát.

Tình yêu dành cho Phong Nha

25 năm, quãng thời gian không phải là dài nhưng không hề ngắn, tình yêu của họ dành cho đất và người Phong Nha ngày mỗi lớn hơn. Cái nghèo khó của Phong Nha đã níu kéo bước chân họ, họ cảm thấy như mắc nợ mảnh đất này và cần phải làm gì đó để góp phần thay đổi diện mạo.

< Nhóm chuyên gia chuẩn bị thiết bị an toàn để xuống động Sơn Đoòng.

Trong quá trình khảo sát, Howard sử dụng rất nhiều người dân địa phương. Thấy Oxalis tuyển dụng càng nhiều lao động địa phương ông càng vui mừng. Hiểu được sở thích của người phương Tây, ông bà tư vấn và thậm chí bỏ tiền ra giúp người dân xây dựng các mô hình homestay. Vợ chồng Hồ Khanh đã và đang thành công với mô hình này.

Theo Howard, hiện các mô hình du lịch hang động rất thành công nhưng cần phải đa dạng hóa các sản phẩm như chèo thuyền, leo núi, sẽ sai lầm nếu cứ tiếp tục hang động hang động, không phải ai đến cũng vì hang động, không nhất thiết cái gì cũng phải là hang vì sẽ nhàm chán, cạnh tranh lẫn nhau.

< Ông Howard Limbert đang thu dọn thang dây sau khi chúng tôi vượt qua "bức tường VN".

Phong Nha rất đa dạng, rất phù hợp làm nhiều thứ mà các nơi khác không có. Ngoài ra cần đào tạo nguồn lực, cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ để có điều kiện, có thu nhập tốt hơn.

Hiện vợ chồng ông bà Howard sống trong một ngôi nhà thuê nằm ven đường lên khu cửa động Phong Nha. Ngoài thời gian làm chuyên gia kỹ thuật cho Oxalis, ông bà thường dắt nhau đi thăm bà con làng xóm; kiểm tra, chỉ bày cách kinh doanh, ứng xử. Đối với Deb, bà sống như người dân địa phương thực thụ, nhất là trong chuyện ăn uống. Mấy năm trở lại đây, vào mùa thấp điểm khách du lịch, sau thời gian về thăm quê, ông bà còn mở lớp dạy tiếng Anh cho nhân viên khuân vác và người dân địa phương.

< PV Thanh Niên chụp ảnh kỷ niệm cùng với các chuyên gia thám hiểm hang động hàng đầu sau khi "xuyên thủng" Sơn Đoòng.

Để tiếp tục giúp đỡ Quảng Bình nhiều hơn, hai vợ chồng Howard quyết định định cư ở Phong Nha. Ông bảo sẽ xin nhập quốc tịch VN nhằm có điều kiện giúp địa phương nhiều hơn về chuyên môn.

Một lý do nữa khiến họ còn ở lại, Howard bật mí: “Hệ thống hang động ở đây còn nhiều lắm, chỉ mới khám phá chừng 25%. Chúng tôi có bản đồ các khe nứt và tin rằng còn nhiều hang động, như ở khu vực nước Moọc, hang Tối”.





Theo Trương Quang Nam (Thanh Niên)
(Tiếp theo) - Hành trình chinh phục động lớn nhất thế giới của tôi thành công và mãn nguyện nhờ sự trợ giúp đắc lực của các porter, họ đã làm được những điều mà với tôi đó là sự phi thường.

Những cửu vạn 'thần thánh'

Thoạt đầu, khi nhìn những thanh niên gùi bao tải trên lưng đi phăm phăm luồn lách trên những cung đường khó trong rừng, tôi liên tưởng ngay đến những đội ngũ bốc vác hàng hóa thuê tại các bến xe hay cửa khẩu, thậm chí cả hình ảnh gùi hàng lậu vùng biên mà tôi từng gặp. Họ có chung hình ảnh và hành động nhưng độ khó của hành trình đến với Sơn Đoòng gian truân hơn nhiều nên trong đầu tôi xuất hiện ngay cái tựa “những cửu vạn thần thánh”.

< Các porter chuẩn bị đồ vào bao gùi để xuất phát.

Porter nghĩa là nhân viên khuân vác, cái danh này nó sát nghĩa hơn so với công việc họ đang làm, với mối quan hệ của họ với Công ty Oxalis và nó vừa ngắn gọn, dễ gọi, lại có phần sang trọng trong một tour du lịch có rất nhiều khách nước ngoài.

Hầu hết họ là những người trẻ, không có công ăn việc làm ổn định, kẻ Nam người Bắc, người đi rừng, người ở nhà. Oxalis đã mang đến hơi thở mới, làm thay đổi cuộc đời của những porter cũng như gia đình họ. Oxalis đến Phong Nha, mở tour và bắt đầu chiêu mộ họ về, tuyển chọn, đào tạo họ thành những porter mang tính chuyên nghiệp cao.

< Bắt đầu gùi hàng từ địa điểm nối với đường Hồ Chí Minh nhánh tây.

Tiền lương được trả theo công sức bỏ ra, vài triệu đồng một tháng, ít hay nhiều tùy hoàn cảnh mỗi người, nhưng điều trên hết đó là họ có thu nhập ổn định chứ không bấp bênh như trước. Từ đó, gia đình họ cũng thuận lợi, xã hội tốt lên, rừng không bị khai thác và đặc biệt làm thay đổi môi trường, cách sống, cách suy nghĩ của cả một vùng quê khó khăn.

Trong đội porter có nhiều trường hợp là cha con, anh em, họ hàng như Khanh - An, Hùng - Hoan... Không chỉ porter Sơn Đoòng mà porter các tour đi hang Én, Tú Làn cũng có sự thay đổi rõ rệt về cuộc sống.

< Gùi bồn đựng nước nặng và cồng kềnh vượt qua các mõm đá.

Phạm Tiến Dũng, porter hang Én cho hay trước anh đi rừng nay đây mai đó kiếm sống, vất vả nhưng không được bao nhiêu, giờ làm porter ổn định hơn nhiều, được 3 - 4,5 triệu đồng/tháng. Nhiều gia đình porter đã tích cóp, vay mượn mở dịch vụ homestay phục vụ khách nước ngoài ngay tại Phong Nha.

Dấu ấn tạo nên tour du lịch đẳng cấp

Ngoài độ mạo hiểm thì chính porter đã góp phần không nhỏ tạo nên thương hiệu tour du lịch vào hàng bậc nhất thế giới. Tour Sơn Đoòng có 74 porter chia làm 3 tổ. Với một tour bình thường 10 khách thì có 24 porter. Tuy nhiên, trong hành trình của chúng tôi có nhiều porter hơn vì phải tu sửa một số đoạn đường, chặt phát cây bụi và mang dụng cụ vào để chuẩn bị cho mùa tour mới.

< Lội qua nhiều con suối.

Trước lúc khởi hành, họ tập trung đóng gói đồ đạc, tư trang, dụng cụ, lương thực thực phẩm tại nhà anh Hồ Khanh. Mỗi gùi nặng từ 20-45 kg. Tôi chú ý có 3 bồn đựng nước inox loại 700 lít, mỗi bồn nặng 25 kg và không hiểu sẽ bằng cách nào họ đưa được những bồn kích thước lớn như thế luồn rừng vào sâu trong Sơn Đoòng.

Vì sao mà tôi nghĩ đến 2 chữ “thần thánh”? Bởi họ quá tài tình khi đeo một trọng lượng nặng đến như thế trên lưng vượt đường rừng đầy gian khó. Bản thân tôi mang túi xách đựng máy móc chỉ nặng vài ký thôi mà đã thấy gian nan, thở dốc ra bằng tai và phải nghỉ nhiều chặng.

< Một điểm dừng nghỉ chân của đội porter.

Tôi đặc biệt ấn tượng với những người gùi bồn nước. 6 người gồm: Tùng, Biên, Bằng, Luân, Trường, Huy chia làm 3 cặp đổi nhau gùi. Họ thắt dây dù quanh bồn và tạo quai đeo vào vai. Mặc dù bồn nước không nặng bằng một số gùi hàng khác nhưng gùi khó hơn vì độ cồng kềnh, mỗi lần leo vách đá xuống dốc, nếu không chính xác sẽ bị lật nhào bồn ra đằng trước rất nguy hiểm. Hay qua những khe đá hẹp, nhỏ hơn bồn nước thì phải khéo léo lách mới lọt.

Rồi họ vượt bao nhiêu thử thách trong lòng Sơn Đoòng. Với những chuyến làm phim, ghi hình như lần đài ABC làm trực tiếp chương trình Good morning America (Chào buổi sáng nước Mỹ) thì họ phải gùi hàng tấn hàng, trong đó có những thiết bị nguyên kiện nặng gần cả trăm ký.


< Thắt lại dây buộc vào bồn nước để gùi cho chắc chắn.


Với tôi, những porter ấy không chỉ là người khuân vác đơn thuần mà còn như sứ giả của văn hóa, họ là cầu nối giữa khách với hang động, làm cho chuyến đi bớt mệt mỏi căng thẳng, ngược lại thú vị hơn. Oxalis đã thành công ở chỗ này. Họ như những con kiến thợ chăm chỉ, tròn trịa trong suốt hành trình.

Đến mỗi điểm cắm trại, các porter bỏ gùi hàng xuống, ai lo việc nấy, người soạn đồ ra cho khách, dựng lều ngủ, người dọn đồ để chế biến thức ăn, nấu nướng. Ai cũng hồ hởi chuyện trò với khách và nói chuyện trêu đùa râm ran, tạo không khí ấm cúng, xua đi mọi lo âu. Thỉnh thoảng, các porter lại hỏi khách muốn uống gì để lấy.

< Mồ hôi đầm đìa trên mặt một porter.

Sau bữa ăn tối, đầu bếp cũng là porter đi hỏi từng khách xem chọn món ăn sáng để phục vụ vào sáng mai. Có thể nói điều kiện gùi vác, ăn ngủ của porter không bằng khách nhưng buổi sáng họ luôn dậy sớm, dậy trước khách để chuẩn bị nấu nướng, chuẩn bị đồ đạc cho khách. Buổi sáng tôi vượt "bức tường VN", họ còn chu đáo dặn tôi ăn cho no lấy sức mà leo. Thực sự họ là những người bạn của hành trình.

< Porter đu xuống Sơn Đoòng qua những vách đá cheo leo với gùi nặng 35 kg.

Với các chuyên gia người Anh, đội porter còn thân mật hơn. Mặc dù không đồng ngôn ngữ, thực ra bên nào cũng bập bẹ được đôi tiếng của bên kia, nhưng khi cần gì, nói gì thì bên còn lại đều hiểu. Vì họ đã gắn bó, gần gũi với nhau trong thời gian dài.

Tôi cảm nhận được sự hài hòa hiếm có giữa những con người cách xa địa lý, văn hóa với nhau. Chuyên gia Ian Waston còn đổi nhau đấm lưng với các porter và cùng cười rổn rảng. Để làm được điều này có lẽ không gì khác ngoài lòng chân thật, tính chân chất cần cù và rất kỷ luật của những porter.

< Porter chuẩn bị đồ ăn trong hang Én.

Đây là điều mà vị chuyên gia hang động Howard Limbert rất hài lòng. Ông tâm sự với tôi: “Cần giáo dục thế hệ trẻ về bảo tồn, xây dựng Phong Nha thành trung tâm du lịch khác với nhiều nơi khác tại VN và cả trên thế giới”.

Và Oxalis của những người trẻ đang dần làm được. Phong Nha - Kẻ Bàng rộng lớn chứa đựng bao bí ẩn kỳ thú, những gì khám phá ra chỉ mới con số nhỏ, vì vậy cần những bàn tay tâm huyết để giữ gìn và tiếp tục hành trình nâng tầm hoang mạc đá vôi này lên.

Còn tiếp


Theo Trương Quang Nam (Thanh Niên)
Động Tiên Sơn nằm trên địa phận xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Cái tên Tiên Sơn được sử dụng phổ biến từ những năm 1990 trở lại đây do một số người Kinh, khi tới thăm động đã so sánh nó giống như một nơi bồng lai tiên cảnh, có trời, có đất, núi non thủy mặc.

Động Tiên Sơn nằm trên địa bàn xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Cái tên Tiên Sơn được sử dụng phổ biến từ những năm 1990 trở lại đây do một số người Kinh, khi tới thăm động đã so sánh nó giống như một nơi bồng lai tiên cảnh, có trời, có đất, núi non thủy mặc. Trước đó, động có tên là Đán Đón do người Lự sinh sống xung quanh khu vực động đặt với ý nghĩa là Đá Trắng. Ngoài ra, có người còn gọi là động Bình Lư theo tên xã.

Theo các tài liệu nghiên cứu, động Tiên Sơn được kiến tạo từ carxto (một dạng đá vôi) hàng triệu năm. Trong động có 36 cung khác nhau, nối tiếp chạy qua hai sườn núi, càng vào sâu không gian động càng được mở rộng.

Theo nhiều người dân kể lại, xưa kia khi động được những người dân địa phương phát hiện, phía trước cửa động có vách đá màu trắng, nên họ gọi tên động theo nghĩa này.

Động Tiên Sơn với 49 khoang (49 cung) nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi, càng vào sâu các cung càng lớn. Trong Động có nhiều thạch nhũ muôn hình muôn vẻ, mầu sắc huyền ảo. Dưới lòng động có dòng suối trong vắt chảy qua, luồn lách qua các cung như: Cung công danh, Lạc Long Quân, Mẫu Âu Cơ, Bà Chúa Kho, Giải Oan, Xin Con…

Tiên Sơn là hang động đẹp nổi tiếng trong vùng còn giữ được vẻ hoang sơ. Động có đáy khá phẳng, trần cao.Trong động có nhiều nhũ đá rủ xuống, nhiều măng đá “mọc” từ dưới lên tạo thành các hình thù kỳ lạ, sinh động, làm cho du khách sững sờ như: Cột đá thề, sân Rồng, thềm Trinh nữ...

Ngoài khung cảnh kỳ thú bên trong động, du khách đến Tiên Sơn còn được ngắm nhìn cảnh đẹp hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi Păng ẩn hiện trong mây trắng và dòng sông Nậm Giê uốn lượn luẩn khuất trong những dãy núi.

Động Tiên Sơn gắn liền với truyền thuyết về 99 ngọn núi và 99 hồ nước trong xanh phẳng lặng của đồng bào Lự nơi đây. Truyền thuyết kể rằng, 99 ngọn núi chính là biểu tượng cho 99 chàng trai khỏe mạnh, cường tráng còn 99 hồ nước trong xanh chính là hình ảnh của 99 người con gái cần cù, xinh đẹp. Những ngọn núi và hồ nước nối tiếp nhau tạo nên bức tường thành ôm giữ một vùng đất đai trù phú, phì nhiêu.

Nếu so với nhiều động khác đang ngày càng thay đổi bởi sự sắp đặt của con người thì động Tiên Sơn vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Đi sâu vào động, những khối đá, thạch nhũ muôn hình, vạn dạng dần lộ ra đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Trong động còn có mạch nước ngầm, chảy thành dòng suối nhỏ len qua từng khe đá tạo nên những tiếng róc rách.

Du khách có thể đến động Tiên Sơn theo 2 ngả, ngả 1 đi từ thị xã Lào Cai đến, ngả 2 đi từ thành phố Điện Biên Phủ qua thị xã Lai Châu và đến Tam Đường. Cả 2 ngả đều đi theo đường 4D.

Động Tiên Sơn (tên gọi khác là động Đán Đón, Pờ Ngài Tủng, động Đá Trắng, động Bình Lư) nằm kề quốc lộ 4D, thuộc địa phận xã Bình Lư, huyện Tam Đường cách trung tâm thị trấn Tam Đường khoảng 4km và cách Sa Pa 50 Km.

Năm 1979, trong một lần đi rừng, ông Nguyễn Trọng Nghiễn (ngụ ở Tam Đường, Lai Châu) đã phát hiện ra động Tiên Sơn và là người đặt tên cho động này.

Năm 1992, khu động Tiên Sơn đã được cấp giấy chứng nhận là Di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Tháng 3/2008, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Lai Châu khánh thành khu du lịch động Tiên Sơn và quy hoạch khu động thành khu du lịch.

VinTrip! tổng hợp, ảnh internet
(iHay) - Với những ai thích khám phá thì động Tiên Công (H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế) là một điểm đến thú vị nhờ nơi này sở hữu vẻ đẹp đậm chất hoang sơ của núi rừng Trường Sơn.

< Bia hướng dẫn lối vào động Tiên Công.

Động nằm ở độ cao 1.091m, còn có tên gọi khác là Cớp Va, thuộc địa phận xã Hồng Kim, cách trung tâm thị trấn A Lưới 5km về phía tây bắc, cách trung tâm TP.Huế 77km về hướng đông nam.

< Động Tiên Công ở lưng chừng của dãy núi A Túc, dưới chân là con sông Tà Rình.

Động Tiên Công ở lưng chừng của dãy núi A Túc, dưới chân là con sông Tà Rình và phía trước mặt có đường Hồ Chí Minh đi qua. Đường lên động khá khó khăn bởi phải vượt qua gần 1km đường rừng và dốc.

< Động Tiên Công đã không còn nguyên vẹn như cũ mà cửa hang chính đã đóng.

Đứng trên động, ta có thể quan sát toàn cảnh thung lũng A Lưới. Chính điều đó mà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội đã sử dụng động như một trạm quan sát.

< Động chỉ còn những hang nhỏ đan xen giữa những tảng đá lớn. Đường lên động khá khó khăn bởi phải vượt qua vài trăm mét đường rừng và dốc.

< Cảnh vật khá thú vị bởi hai bên lối đi là những tảng đá đầy rêu xanh rất đẹp.

Sau chiến dịch Xuân 68, quân Mỹ đã mở nhiều đợt tấn công chiếm các điểm cao bằng những vũ khí tối tân và thả bom khiến động Tiên Công sập cửa hang.

< Nhìn lên cao là ánh mặt trời le lói qua vách núi.

Vì thế, động Tiên Công đã không còn nguyên vẹn như cũ mà cửa hang chính đã đóng. Thay vào đó, động sinh ra những hang nhỏ đan xen giữa những tảng đá lớn, nằm cheo leo giữa núi.

Không dễ để vào những hang nhỏ này. Bởi lối đi khá dốc với những tảng đá trơn trượt đầy rêu. Tuy nhiên, cảnh vật thì rất thú vị bởi hai bên lối đi là những tảng đá đầy rêu xanh rất đẹp. Nhìn lên cao là ánh mặt trời le lói qua vách núi.

< Đứng trên động ta có thể quan sát toàn cảnh thung lũng A Lưới.

Chinh phục động Tiên Công và đứng trên động nhìn xuống toàn cảnh thung lũng A Lưới là một khám phá thú vị và đáng nhớ. Động Tiên Công đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Theo Tuyết Khoa (iHay.Thanhnien)
(VTC) - Những lời đồn thổi ma mị ở hang hiến tế, thuộc xã Trung Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình từ lâu đã là nỗi kinh hãi và ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Thi, Trưởng bản Chũm thì đã có nhiều đoàn khảo cổ vào hang để khảo sát thực địa và những lời đồn thổi ma mị là do một số người sợ hãi thêu dệt nên.

Những lời đồn thổi

Đến xã Trung Sơn của huyện Lương Sơn, hỏi về hang hiến tế ở bản Chũm gần như ai cũng biết. Tuy nhiên, ở đây người ta quen gọi là hang Trâu và khi nói về nó, gần như ai cũng phảng phất nỗi sợ hãi, e ngại. Họ nói rằng, thời gian trước đây, ở khu vực này vào những ngày mưa phùn, gió bấc âm u, bỗng nhiên xuất hiện những luồng ánh sáng phát ra từ đỉnh núi.

Bà Nguyễn Thị Dầu, một người dân sống lâu năm ở đây kể lại rằng, những luồng sáng đó mờ ảo hình người, thoắt ẩn, thoắt hiện. Khi những con “ma” hình người này bay đến nơi ngọn núi gần khu vực miệng hang Trâu thì những luồng sáng vụt tắt.

Một câu chuyện được rỉ tai nhau ở bản Chũm nữa là chuyện một cặp vợ chồng nhà nọ đi phát nương, khi đi ngang qua khu rừng, bỗng thấy toàn thân lạnh và ngửi thấy mùi tử khí khiến họ sợ hãi phải vứt lại gùi chạy một mạch về nhà kêu không thành tiếng. Còn những người già ở bản Chũm kể lại một câu chuyện xảy ra cách đây chưa lâu về một anh chàng thanh niên đi kiếm củi gần miệng hang rồi mất tích. Mặc dù gia đình đã huy động toàn bộ thanh niên trai tráng trong làng đi tìm nhưng không thấy.

Cho đến nhiều năm sau, một số người lại phát hiện một bộ xương đã khô nằm ngay ở miệng hang. Nhiều người ở bản Chũm cho rằng, chàng trai kia đã bị thần linh bắt đi hiến tế cho nên từ đó, hang Trâu còn được người dân gọi thêm cái tên khác là hang hiến tế.

Từ việc mất tích trước đó của một số người cho đến cái chết của chàng trai, người ta truyền tai nhau, nỗi sợ hãi của nhiều người ở bản Chũm cứ lớn dần. Thậm chí, một thời gian dài, vào những ngày mưa gió, khi mặt trời mới khuất núi, tất cả mọi nhà đều tắt đèn đóng cửa đi ngủ và không ai dám bước ra ngoài.

Để mọi lời đồn đoán ma mị, huyễn hoặc về hang Trâu được loại bỏ, chúng tôi quyết định tìm đường vào bên trong hang. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề, thì nhiều người tỏ ra e dè khuyên chúng tôi không nên lại gần. Thuyết phục mãi, cuối cùng chúng tôi cũng được ông Bùi Quốc Phòng (65 tuổi), một người dân lớn lên ở bản Chũm hứa dẫn đi nhưng không quên căn dặn là chỉ đưa đến phía dưới chân núi có hang Trâu chứ bản thân ông cũng chưa từng vào đó bao giờ. “Dân chúng tôi ở đây hiếm khi vào khu vực ấy, phần vì rậm rạp, phần vì nhiều người sợ rước họa vào thân”, ông Phòng lưỡng lự.

Giải mã sự thật ở hang Trâu

Con đường mòn dẫn đến hang Trâu khá lầy lội và hiểm trở với hai bên đường cây cối mọc um tùm. Suốt dọc đường đi, ông Phòng luôn cảnh báo: “Tốt nhất là các anh không nên vào trong hang đó mà chuốc lấy nguy hiểm”. Tuy nhiên, vì muốn làm rõ sự thật đằng sau những lời đồn thổi vô căn cứ, chúng tôi vẫn động viên ông Phòng giúp đỡ.

Sau gần một giờ đồng hồ băng đường rừng, cuối cùng chúng tôi đã đặt chân đến ngọn núi nơi có hang Trâu. Nhìn từ xa, hang Trâu nằm ở lưng chừng một ngọn núi được bao quanh bởi cây cối khá rậm rạp. Và đúng như lời hứa ban đầu, khi đến đây, ông Phòng dừng lại, mọi việc tự chúng tôi lo. Tuy nhiên, điều may mắn là tại đây chúng tôi gặp được anh Bùi Văn Khánh (32 tuổi), một người dân đi làm nương rẫy về hứa sẽ giúp đỡ.

“Các anh làm báo nên đã nhờ thì tôi giúp ngay, ngày xưa tôi cũng một lần tò mò vào đây nhưng có thấy ma mị gì đâu. Đúng là trước đây có nhiều lời đồn thật, nhưng tôi thì chẳng tin. Vì ngày nào tôi chả đi qua đây để làm rẫy, nương ngô của tôi cũng nằm cách miệng hang không xa. Nếu không thông thạo đường thì khi vào hang lạc là chuyện bình thường. Chỉ có đám đào vàng và một số người lạ tò mò mới hay vào đó thôi chứ dân cũng ít người dám lui tới”.

Khi nghe anh Khánh kể, ông Phòng cũng thấy tò mò nên lại đồng ý đi cùng với đoàn vào khám phá hang Trâu. Được sự trợ giúp nhiệt tình của hai người dân địa phương, chúng tôi bám trên những cạnh đá tai mèo nhọn hoắt và phát cây lấy đường để lên miệng hang nằm cách chân núi chừng 20m.

Sau chừng 20 phút chúng tôi cũng tiếp cận được hang Trâu. Trước mắt là miệng hang có đường kính chừng 50cm với mấy cây dại mọc lên che khuất một phần. Theo anh Khánh, sở dĩ miệng hang hẹp vì có rất nhiều người vào đây khai thác nhũ đá nên chính quyền đã phải bịt lại để ngăn chặn họ phá hoại cảnh quan bên trong hang. Do vậy, để vào được bên trong không còn cách nào khác là trườn mình lách qua cửa hang hẹp dài chừng 3m.

Vượt qua cửa hang để vào được bên trong quả thật rất khó khăn. Chúng tôi phải men theo đá và luôn cúi đầu để tránh đụng phải đá ở lối vào. “Phía bên trong hang rất tối nên cần phải bật đèn pin trên điện thoại và mọi người bám lấy nhau để tránh trượt chân cũng như tránh chạm vào nhũ đá làm nó rơi vỡ”, anh Khánh dặn dò.

Trái ngược với mọi lời đồn đoán ma mị trước đó, khi chúng tôi đặt chân tới đáy hang, trước mắt chúng tôi như một bức tranh thủy mặc với nhiều màu sắc với những hình thù đẹp mắt. Những nhũ đá tua tủa gặp ánh đèn trở nên long lanh sống động đến kì lạ. Tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp kì vĩ của hang Trâu với nhiều hình thù như tượng phật, hoa quả… đua nhau mọc ra tua tủa, ông Phòng đã không giấu được vẻ hồ hởi: “Quả thật không tiếc cái công đi đến đây, xem đã cái con mắt quá”. “Nếu chẳng may vào đây bị lạc thì chỉ còn nước đợi người vào đưa ra chứ không thể liên lạc bằng điện thoại được vì không có sóng. Chính vì thế ít ai dám đi một mình vào bên trong”, anh Khánh nói.

Sau khi được “mục sở thị” để giải mã những lời đồn thổi ma mị, anh Khánh chỉ cho chúng tôi biết những dấu sơn đỏ mà cơ quan chức năng đã đánh dấu mốc giới về khu quần thể hang động này. Đứng trên miệng hang, ông Phòng cho biết, trước đây, ở quanh khu vực này cây cối rậm rạp nên có nhiều thú dữ trú ẩn, thậm chí hổ, báo có rất nhiều nên việc mất trâu, bò hay người vào đây rồi mất tích có thể do bị thú dữ giết hại. Câu chuyện người thanh niên bị mất tích, không tìm thấy xác nhưng sau lại thấy bộ xương cũng có thể do thú dữ tha đi đâu đó, sau mang trở lại đây để ăn thịt và để lại bộ xương.

Đồng quan điểm với ông Phòng, anh Khánh cũng cho biết, “tôi thường xuyên làm nương rẫy ở đây nên mấy cái ánh sáng lập lòe là không có hoặc có thể ngày xưa miệng hang rộng, vào ngày nắng, các nhũ đã bên trong phản chiếu ánh sáng ra ngoài thôi. Còn về tiếng động lạ mà họ bảo như tiếng người nguyên thủy là do tiếng nước chảy róc rách hoặc tiếng của mấy con khỉ vào đây ăn trộm ngô, sắn của người dân”.

Trao đổi với chúng tôi, Trưởng bản Chũm, ông Bùi Văn Thi nói rằng, liên quan đến hang Trâu, đã có nhiều đoàn khảo cổ vào hang để khảo sát thực địa và phát hiện ra hộp sọ người có niên đại khoảng 3.000 năm trước. “Tôi khẳng định, chuyện ma mị, hiến tế, bóng ma, tiếng người nguyên thủy chỉ là lời đồn thổi từ ngày xưa và hiện nay một số người sợ hãi thêu dệt nên”, ông Thi nói.

Nói về những câu chuyện đồn thổi ở hang Trâu, ông Bùi Văn Thi, Trưởng bản Chũm cho biết: “Những câu chuyện mà người dân thường truyền tai nhau về sự rùng rợn, ma quỷ của hang Trâu thực chất chỉ là những câu chuyện viển vông được đồn thổi. Những người ở đây chưa có ai tận mắt nhìn thấy những đốm trắng hay bị ma ám cả. Hiện nay, hang Trâu đang được chính quyền địa phương ưu tiên định hướng phát triển du lịch. Tuy nhiên, do địa thế hiểm trở nên nhiều doanh nghiệp đang ngại đầu tư”.

Theo VTC New
Hang động có độ sâu hàng trăm mét với hệ thống nhũ đá đủ sắc màu đẹp lung linh, kỳ vĩ, mang vẻ huyền bí còn ít người đặt chân tới tại bản Nủa, xã Lũng Cao, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa).

Nằm trên núi dãy Pha Chiến thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, hang Mó Nủa, thuộc bản Nủa, xã Lũng Cao có độ sâu hàng trăm mét.

Trong hang có các khối thạch nhũ rất đẹp với nhiều màu sắc, bên dưới lòng hang là dòng nước trong xanh chảy ra từ hệ thống mạch nước ngầm, chảy ra ngoài tạo nên dòng suối Nủa.

< Lối vào hang Mó Nủa nhỏ, sâu và khó đi.

Từ những khối thạch nhũ, nước nhỏ xuống dòng nước tạo nên âm thanh như tiếng nhạc thánh thót trong hang động. Những khối thạch nhũ tạo ra nhiều hình thù sinh động như: đài sen, hòn vọng phu, rùa thần, bàn thờ đá…

< Một số hình ảnh trong hang Mó Nủa, bản Nủa, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Phía trong lòng hang cao, rộng, thoáng nhưng lối vào hang động nhỏ và sâu, khó đi. Người vào hang phải lấy những mõm đá nhọn làm điểm tựa để vào hang.

< Dòng nước mát trong hang chảy ra ngoài tạo nên dòng suối Nủa.

Hang động gắn với những câu chuyện ly kỳ khiến nơi đây trở nên huyền bí. Người dân sống gần hang Mó Nủa nhưng do những câu chuyện linh thiêng về hang động nên ít người đặt chân vào khám phá hang động này.

Nằm trên lưng chừng một ngọn núi đá vôi cách đường dân sinh khoảng 700m, động Dơi (thôn Lũng Súm, xã Đồng Loan, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) là hang động mang vẻ đẹp kỳ thú và còn rất hoang sơ.

Từ thành phố Cao Bằng, theo tỉnh lộ 207 về phía đông khoảng 91km đến xã Đồng Loan rồi rẽ trái đi thêm khoảng 3km nữa, du khách sẽ đến động Dơi.

Động Dơi còn có tên là “Ngườm Ca Khào”, theo tiếng địa phương nghĩa là hang Con Dơi. Đây là một hang động khá lớn, có kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm với chiều dài khoảng 930m, cao trung bình từ 60 – 80m.


Cửa động hình vòng cung cao khoảng 4m, rộng khoảng 7m. Đứng từ đây, du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên xung quanh, phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy thấp thoáng những nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày, Nùng...


Lòng động là một không gian rộng lớn và tưởng như tất cả những kiệt tác nhũ đá được gom hết tại đây để du khách chiêm ngưỡng, đó cũng là kết quả hàng triệu triệu năm, bởi thạch nhũ được hình thành chỉ với tốc độ 0,13mm/1 năm.

Động gồm 3 khoang được ngăn cách nhau bởi những vách đá. Khoang thứ nhất có những nhũ đá hình thù kỳ thú, nhiều màu sắc và nhiều hồ nước nhỏ. Khoang thứ hai dài 200m với những khối thạch nhũ hình ngọn núi, ruộng bậc thang, thác vàng, thác bạc...

Khoang thứ ba khá lớn, được kiến tạo uốn lượn theo hình bán nguyệt. Khoang này có điểm đặc biệt là có những cây măng đá từ trần động rủ xuống cân xứng hài hòa với những cây măng đá nhô lên khỏi nền động. Đi sâu vào phía trong, du khách sẽ thấy nhiều khối thạch nhũ màu vàng khổng lồ trông như những cột đá chống đỡ trần động.


Động Dơi để lại ấn tượng cho du khách sự lung linh huyền ảo của Thạch nhũ khi bắt gặp ánh sáng, đã tạo nên những khu châu báu, tòa tháp nguy nga, tráng lệ;  ấn tượng về một không gian rộng lớn càng vào sâu càng mở rộng ra, có khoang được “thiết kế” hai tầng với các cây măng đá khổng lồ và sự chằng chịt của các nhũ đá gợi hình rừng cây, hoa lá khiến ta không khỏi liên tưởng đến vườn treo Babilon nổi tiếng ở Ai Cập thời cổ đại.


Động Dơi hiện nay vẫn còn giữ nguyên vẻ hoang sơ và những điều kỳ bí để những nhà thám hiểm và du khách đến khám phá. Đây là tiềm năng du lịch lớn có thể kết nối với tour du lịch Thác Bản Giốc, Ngườm Ngao và là một địa chỉ du lịch hấp dẫn, đầy hứa hẹn trong tương lai.

Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định xếp hạng động Dơi là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Theo Thanh Hải (Dulich.vn)
(Zing New) - Sau 2 lần thám hiểm vẫn chưa đặt chân tới đáy hang Địa Ngục, Tạ Nam Long và nhóm Ngũ Hổ chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về dụng cụ, thể lực cho chuyến hành trình thám hiểm lần thứ 3.

Hang Địa Ngục nằm trong quần thể cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Qua tìm hiểu nhiều kênh thông tin, Tạ Nam Long biết đây là hang động rất sâu, được người dân địa phương coi là rất linh thiêng.

Lần thứ nhất, chàng trai Hà thành đi tiền trạm với sự giúp đỡ của một thanh niên bản địa gốc Hoa. Xuống tới 80 m, anh đành bỏ dở vì không mang đủ dây.

Ôm nuối tiếc chinh phục bất thành 3 tháng trước, Long đăng thông tin tuyển thêm 4 phượt thủ, thành lập nhóm Ngũ Hổ. Với địa hình vách động hiểm trở, mỗi thành viên đều phải có kinh nghiệm đi hàng và thể lực bền bỉ. Chỉ cần trượt dây leo, miệng hang sẽ nuốt chửng con người bất cứ lúc nào.

Mỗi thành viên đều vác theo 11 kg dây leo núi, cùng các đồ đạc cá nhân đơn giản. Trước hành trình, Long và các bạn trong Ngũ Hổ có 2 buổi tập và một bài kiểm tra thể lực.

Dù đã rút nhiều kinh nghiệm từ lần tiền trạm, khám phá được một đoạn hang dài, hành trình lần 2 Ngũ Hổ vẫn chưa thành công. Long cho biết, nguyên nhân do cả đội đã tiêu hao nhiều thể lực khi chinh phục Hang Ong trước đó; lương thực, dụng cụ thiếu và có giới hạn về thời gian.

Long và đồng đội luôn chú ý móc neo dự phòng, bọc ống nước bên ngoài dây neo, bảo vệ dây không cà vào đá. Đồ thám hiểm và dây thừng chuyên dụng chịu lực 2 tấn luôn được đeo quanh người nhóm Ngũ Hổ mọi lúc, mọi nơi.

Hai nhà thám hiểm trẻ Long và Công khảo sát tình hình xung quanh trong lúc các đồng đội khác nghỉ ngơi, phát hiện thấy hồ nước sâu không thấy đáy.

Đó chính là nơi họ khui nút chai rượu, kết thúc chuyến hành trình lần thứ 2 của nhóm vài tháng trước. Chuyến đi này diễn ra hồi tháng 4/2015. Những ngày đầu năm 2016, anh đang chinh phục hang Cống Nước (Lai Châu), nơi được coi là hang sâu nhất Việt Nam.

Vượt qua 7 tầng của hang Địa Ngục, lơ lửng trước những hố sâu trơn trượt đến 70-80 m,  tầng thứ 8 hiện ra trước mắt Ngũ Hổ là hố nước sâu thẳm, lạnh thấu xương. Đội trưởng Nam Long mặc áo phao lặn dưới hồ nước tìm đường, dò dẫm giữa làn nước buốt da thịt, vách đá bùn dốc.

Tạ Nam Long cẩn thận di chuyển trên con đường bùn ướt trơn trượt.

Bơi trong hồ nước lạnh một thời gian khiến Long thấm mệt, nhưng anh phát hiện đây đã là điểm cuối của hang Địa Ngục.

Chuyến thám hiểm "địa ngục" của nhóm Ngũ Hổ kết thúc an toàn. Các thành viên cùng uống champagne ăn mừng và lót dạ gọn nhẹ bằng nồi mì tôm sau hơn 18 tiếng di chuyển liên tục.

Theo Vũ Ngọc, Tạ Nam Long (New Zing)