Tab Từ Khóa "Du lịch Lào Cai"
Showing posts with label Du lịch Lào Cai. Show all posts
Sau khi cáp treo Fansipan (Sapa, Lào Cai) đi vào hoạt động, những ngày đầu năm Bính Thân, lượng du khách đổ về đây tăng đột biến. Được biết, từ khi cáp treo Fansipan khánh thành đã giảm thời gian leo lên "nóc nhà" Đông Dương từ 2 ngày xuống còn 15 phút. Chính điều này đã giúp không ít người tới đây để hiện thực hóa ước mơ chinh phục một trong những đỉnh cao nhất của Việt Nam.

Theo ghi nhận, sau khi công trình cáp treo Fansipan Sapa chính thức đi vào hoạt động ngay sát Tết Nguyên đán đã thu hút rất nhiều du khách tới đây để trải nghiệm công trình cáp treo ba dây đạt hai kỷ lục thế giới này. Ước tính, đã có hàng chục ngàn khách du lịch trải nghiệm cáp treo Fansipan Sapa trong những ngày đầu Tết Nguyên đán.

< Ngày 2/2/2016, cáp treo Fansipan - “nóc nhà Đông Dương” (Sapa, Lào Cai) chính thức đi vào hoạt động. So với mực nước biển, cáp treo có độ cao 3.143 mét, được bắt đầu từ thung lũng Mường Hoa đến đỉnh Fansipan.

< "Biển mây" tuyệt đẹp khi nhìn từ cáp treo.

Đặt chân lên đỉnh Fansipan trưa 11/2, Nguyễn Thu Thảo đến từ Nha Trang nhanh chóng chụp ảnh và khoe với bạn bè trên trang cá nhân. Thảo cho biết chị và gia đình đến Sa Pa (Lào Cai) từ mùng 3 Tết để sáng hôm sau có thể trải nghiệm tuyến cáp treo mới.

< Từ khi cáp treo đi vào hoạt động, lượng du khách đổ về đây tăng đột biến, đặc biệt là những ngày đầu năm mới Bính Thân. Thời điểm hiện tại, thời gian leo lên "nóc nhà" Đông Dương từ 2 ngày xuống còn 15 phút.

Lần đầu chinh phục nóc nhà Đông Dương, lại đi bằng cáp treo 3 dây hiện đại nhất thế giới, Thảo không khỏi phấn khích trước khung cảnh ngoạn mục nơi đây.

Tuy nhiên, chị khá bất ngờ trước cảnh đông đúc, nhộn nhịp của hàng trăm người đứng bao quanh bục inox gắn mốc 3.143 m. 'Vì quá đông nên chụp ảnh khó đẹp được. Mình chụp rất nhiều mới chọn được vài tấm'.

< Những ngày này, nhiều gia đình mang theo cả con nhỏ.

< Mệt mỏi khi phải đi bộ một quãng đường dài.

Theo chị Đoàn Thị Quyên, Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Cáp treo Fansipan Sa Pa, ngay từ mùng 1 Tết, nhiều gia đình và các bạn trẻ trong và ngoài tỉnh Lào Cai đã mua vé trải nghiệm cáp treo lên đỉnh Fansipan. Lượng khách đông dần từ mùng 3 Tết và đến mùng 4 tăng cao đột biến. 'Ngày mùng 3, hơn 1.000 vé được bán ra. Riêng sáng mùng 4 là hơn 5.000 vé', chị Quyên cho biết.

< Nghỉ ngơi sau quãng đường di chuyển. Có nhóm khách ngồi ăn trên quãng đường đi.

Một người dân ở Sa Pa cho hay, mọi năm từ mùng 2 Tết thị trấn đã nhộn nhịp khách tham quan nhưng năm nay nghỉ dài ngày nên lượng người đổ đến muộn hơn, khách đông dần từ mùng 3 Tết và cao điểm là mùng 4. Các ngã ba, ngã tư thường xuyên tắc bởi quá nhiều ôtô. Nhiều quán hàng ăn, người xếp thành hàng dài. 'Dịp này Sa Pa chủ yếu đón khách từ các tỉnh khác, còn khách quốc tế ít hơn', anh này nói thêm.

< Nhiều người mang theo cả cờ leo đỉnh Fansipan. Vậy nhưng hồi sau mới thấy rằng chả có chỗ cắm đâu!

Lượng khách tăng cao nhưng hiện tại chưa xảy ra tình trạng 'cháy phòng'. Một chủ khách sạn tại Sa Pa cho biết khách rút kinh nghiệm từ những lần trước nên đã đặt phòng sớm, hoặc chọn nghỉ rải rác từ thành phố Lào Cai. Tại đây cũng mở thêm nhiều dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ và phòng homestay nên khách có nhiều lựa chọn. 'Các khách sạn đều niêm yết giá và cho thuê đúng như niêm yết. Phòng của tôi là 800.000 đồng, dịch vụ tốt nên tôi khá hài lòng', Thu Thảo kể.

< Du khách chen chân, chụp ảnh "check in" bên cạnh "nóc nhà" Đông Dương. Đỉnh đâu không thấy, chỉ thấy núi người!

< Vật vạ, canh me, chờ đợi dữ lắm mới chộp được tấm này cạnh chóp inox trên đỉnh. Quá đông khách để có thể chụp ảnh riêng với cột mốc Fansipan!

Tuy nhiên, các hàng quán phục vụ ăn uống lại rơi vào tình trạng quá tải. Anh Minh  Phúc cho biết cả gia đình phải rất khó khăn mới tìm được bàn trong một nhà hàng để ăn trưa, sau đó phải đợi 'dài cổ' để được phục vụ và chờ cả nửa tiếng để thanh toán.

Từ ngày 2/2/2016, cáp treo Fansipan - “nóc nhà Đông Dương” (Sapa, Lào Cai) chính thức đi vào hoạt động. So với mực nước biển, cáp treo có độ cao 3.143 mét, được bắt đầu từ thung lũng Mường Hoa đến đỉnh Fansipan.

VinTrip! tổng hợp, ảnh Khám Phá
Không chỉ khiến khách tham quan choáng ngợp bởi công trình cáp treo 3 dây đạt 2 kỷ lục Guinness thế giới, Fansipan Sapa còn hút hồn du khách bởi không gian kiến trúc tráng lệ, phong cách châu Âu nhưng đậm chất Tây Bắc Việt Nam.

Được đưa vào phục vụ đầu tháng 2/2016 nhà ga đi cáp treo Fansipan Sapa đã trở thành một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật giữa núi rừng Tây Bắc. Cùng với cáp treo Fansipan Sapa đạt hai kỷ lục thế giới, công trình ga Fansipan Sapa đã thể hiện sự đầu tư lớn, bài bản, và tâm huyết xây dựng các công trình có giá trị bền vững của Tập đoàn Sun Group, góp phần tạo cơ hội khám phá, trải nghiệm những điểm đến đẹp nhất của Việt Nam thuận lợi hơn cho đông đảo người dân.

Trong làn sương mờ ảo, nhà ga đi của cáp treo Fansipan hiện lên lộng lẫy với những đường nét kiến trúc khỏe khoắn và đầy tính nghệ thuật.

Được kiến trúc sư hàng đầu thế giới Bill Bensley thiết kế, ga Fansipan Sapa như một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Mang phong cách Châu Âu cổ điển với lớp tường dày, vòm cửa sổ cao sát mái, từng họa tiết được thiết kế, sử dụng tinh xảo.

Nhưng ga Fansipan Sapa lại khiến du khách sững sờ ở không gian văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc mà KTS. Bill Bensley tinh tế lồng trong các chi tiết.

Như các chi tiết trang trí mô phỏng hình ảnh ruộng bậc thang đặc trưng của vùng Tây Bắc.

Nhà hàng Vân Sam cũng được thiết kế cùng phong cách đó, với những họa tiết tinh tế.

Quầy lưu niệm Tuyết Tùng ấn tượng, vừa là nơi giới thiệu những sản phẩm lưu niệm độc đáo, vừa là không gian trưng bày đậm tính nghệ thuật, đem tới cho du khách khoảng thời gian thư giãn thú vị.

Hệ thống cầu thang dẫn lên điểm khởi hành tuyến cáp chính được thiết kế sang trọng, hiện đại với cả thang bộ và thang máy.

Theo Doãn Phong (Vietnamnet)
(TNO) - Rừng nghiến Cốc Ly trải dài trên diện tích hơn 400 ha thuộc 7 thôn của xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai). Với số lượng 898 cây nghiến và trai trên dưới 1.000 năm tuổi, khu rừng được xếp vào hàng 'độc nhất vô nhị' tại Việt Nam.

Ông Hồ Văn Xanh (73 tuổi), một người dân xã Cốc Ly, kể rằng từ lúc cha sinh mẹ đẻ, ông đã thấy rừng nghiến. Nhiều cổ thụ mà ông nhìn thấy hồi nhỏ giờ vẫn sừng sững. “Dân chúng tôi đã qua mấy đời người rồi mà bóng cổ thụ vẫn còn đó, xanh tươi như biểu tượng trường tồn của vùng đất cao nguyên ngàn năm gió núi”, ông Xanh tự hào.

Tuổi cây từ 700 đến 1.000

Theo tài liệu nghiên cứu của Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam thì cây nghiến cổ lớn nhất tại rừng Cốc Ly nằm ở địa phận thôn Cốc Sâm, với đường kính lên đến 3,1 m, chu vi 9,6 m và cao 46 m. Sau khi làm các bước kiểm tra như khoan tăng trưởng, so sánh đối chứng với những cây nghiến đồng dạng mọc liền kề, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam và UBND tỉnh Lào Cai đã công nhận cây nghiến này sống ở đại ngàn Cốc Ly đã trên 10 thế kỷ. Ngoài ra, một số cây khác có đường kính nhỏ hơn cũng có độ tuổi 700 - 1.000 năm.

Ông Xanh tiết lộ: Thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, rừng Cốc Ly không chỉ có nghiến ngàn tuổi mà còn có cả cây lát hoa cổ thụ, đồ sộ đến 15 người ôm không xuể. Không những thế, rừng còn là nơi trú ngụ của rất nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, báo, cầy hương, rắn hổ chúa... và đó cũng là nguồn sống của cư dân ven rừng.

Nhiều người đến Cốc Ly đã không khỏi trầm trồ, thích thú với những cây nghiến to đến nỗi gần 10 người ôm không xuể. Rễ của một số cây nghiến ở thôn Cốc Sâm vươn xa đến 30 m, 3 người ôm không hết, quanh thân cây có các bìu nghiến lớn sùi ra. Theo tính toán của người dân địa phương thì chỉ riêng bìu nghiến của một cây đại thụ đã có giá trị hàng tỉ đồng.

Đổi gạo lấy rừng

< Cây nghiến 1.000 năm tuổi nhiều người ôm không xuể.

Để rừng nghiến ngàn năm tuổi tồn tại cho đến ngày nay, chính quyền địa phương đã mất rất nhiều công sức trong việc ngăn chặn nạn chặt phá rừng. Bà Hồ Thị Đảm
(70 tuổi), ở xã Cốc Ly, kể lại thời điểm cách đây chừng 35 năm, dân địa phương đua nhau vào rừng chặt phá, ai có sức thì chặt cây to, yếu sức thì chặt cây nhỏ... Lúc bấy giờ, loại gỗ lát hoa đang được ưa chuộng, vì thế cây này bị khai thác đến cạn kiệt. Có những cây lát hoa cưa đến 6 ngày mới đổ. Dân lập lán trại, đi săn, nấu nướng trong rừng ồn ào như lễ hội. Được một thời gian, lát hoa dần vắng bóng, dân lại chuyển qua chặt nghiến.

< Cây gỗ quý ở Cốc Ly.

Khoảng năm 1980, khi nhà nước cấm cửa rừng, người dân xã Cốc Ly được chính quyền địa phương hướng dẫn trồng lúa nước và bảo vệ rừng, đồng thời được trợ cấp gạo, tiền, đảm bảo cái ăn hằng ngày thì việc chặt phá rừng giảm hẳn. Nhiều người trước đó còn là lâm tặc thì nay trở thành bảo vệ rừng, được hưởng lương, gạo hằng tháng.

Ông Nguyễn Xuân Tuấn, Chủ tịch UBND xã Cốc Ly, kể: “Ban đầu, chúng tôi huy động người dân 7 thôn tham gia bảo vệ rừng. Giải thích cho họ thấy lợi ích của việc giữ rừng là sau này làm du lịch, có khách về thì dân sẽ bán được lúa gạo, bán được con gà, con lợn... và làm đường bê tông vào tận thôn, bản. Dần dần người dân cũng hiểu ra. Khách du lịch hiện nay tuy chưa nhiều nhưng điều đó khẳng định lời thuyết phục của chính quyền địa phương với người dân là đúng đắn. Dân thấy có lý, kiếm ra tiền nên tự khuyên nhau bảo vệ rừng”.

Một chính sách khác đã phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ rừng tại Cốc Ly, đó là ưu tiên hộ nghèo vào đội bảo vệ rừng. Ông Tuấn giải thích, từ trước đến nay, đối tượng tham gia chặt phá rừng chủ yếu là các hộ nghèo. Vì thiếu ăn nên họ phải vào rừng, chặt gỗ đem bán đổi lấy gạo khiến việc ngăn chặn rất khó khăn. Chính quyền địa phương đã nghĩ ra cách thu nhận những người thuộc diện hộ nghèo vào đội bảo vệ rừng. Đổi lại, gia đình nào có người tham gia đội bảo vệ sẽ được trả công bằng gạo. Theo đó, mỗi khẩu trong gia đình có người tham gia bảo vệ được hưởng 15 kg gạo/tháng, gia đình nào 2 người thì 30 kg gạo, 4 người thì 60 kg...

Hiện 7 thôn có rừng nghiến ngàn tuổi tại xã Cốc Ly đều có một đội bảo vệ với lực lượng lên đến hơn 100 người, đó là chưa kể nhân viên kiểm lâm, công an địa phương thường xuyên tuần tra xung quanh và trong rừng.

Lễ đền tội... phá rừng

Nắm bắt phong tục cúng rừng của người dân địa phương, tỉnh Lào Cai cùng các cơ quan bảo vệ môi trường đã họp với dân làng quanh đại ngàn Cốc Ly để khoanh vùng rừng cấm. Theo đó, những khoảnh rừng nào, cây gỗ nào được coi là cấm thì sẽ không một ai được phép chặt phá, dù chỉ là hái một chiếc lá. Bởi dân địa phương cho rằng, sau khi làm lễ cúng rừng, khu rừng đó sẽ là của thần linh, nếu ai xâm phạm thì sẽ bị trừng phạt.

< Rễ cây nghiến vươn xa hàng chục mét.

Ông Hồ Chuẩn Vần, một cán bộ bảo vệ rừng tại thôn Cốc Sâm, cho biết nếu người nào cố tình vào rừng chặt cành nghiến thì người đó sẽ bị bắt đền theo hương ước làng. Lễ đền tội phải cúng thần rừng bằng mâm cỗ là một con lợn 60 - 70 kg, 100 con gà. Nếu vi phạm nghiêm trọng thì phải cúng trâu, bò và phải làm lễ mời cả làng đến khu rừng ăn uống. Ngoài những hình phạt trên, người vi phạm còn bị xử phạt tiền gấp đôi giá trị cành gỗ ăn cắp được. Về mặt pháp luật còn phải chịu sự trừng phạt của nhà nước, nếu chặt trộm gỗ với khối lượng lớn thì có thể bị hình phạt tù.

Cốc Ly có các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là giữ được rừng nghiến, trai cổ thụ mà không nơi nào có được, đường sá từ Quốc lộ 70 vào rừng xe ô tô đi được, và quan trọng hơn nữa là phong cảnh nơi đây chẳng thua kém bất kỳ địa điểm du lịch nào trong cả nước.

Ngoài rừng nghiến 1000 tuổi, Cốc Ly còn có hồ thủy điên với diện tích lên đến 38km2 và chợ Cốc Ly. Trong đó, chợ Cốc Ly đã có từ rất lâu đời với các phiên họp chợ vào thứ 3 hàng tuần thu hút hàng ngàn lượt người từ khắp nơi đổ về. Bản sắc chợ Cốc Ly cũng giống như chợ Cán Cấu, nhưng quy mô lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó còn có cả chợ gia súc cũng họp vào thứ 3 hàng tuần… Nếu biết tận dụng lợi thế thì tương lai, Cốc Ly sẽ là lựa chọn thứ 2 cho mỗi du khách chỉ sau Sa Pa, Lào Cai.

Theo Hà An, Nam Anh (Thanh Niên)