Tab Từ Khóa "Định nghĩa từ phượt"
Showing posts with label Định nghĩa từ phượt. Show all posts
(TTO) - Cảm giác tự mình đi đây đi đó quả là một trải nghiệm không thể quên được trong đời. Nhưng để có được những chuyến đi như ý, bất cứ dân "phượt" nào cũng cần có những tố chất cần thiết.

1. Tháo vát và sáng tạo

Trong quá trình đi phượt, rất nhiều vấn đề có thể phát sinh mà ta không thể nào lường trước được. Chính vì vậy, khả năng thích nghi nhanh với những tình huống mới sẽ được thể hiện cụ thể nhất qua tính tháo vát và sáng tạo của các "phượt thủ".
Những ý tưởng trước nay chưa từng thực hiện hay thậm chí chưa từng được nghĩ ra sẽ có cơ hội được áp dụng. Và dù tin hay không thì cũng đã có rất nhiều ý kiến thú vị ra đời nhờ những khoảnh khắc như thế này.

2. Nhận biết rủi ro

Giá cả ăn uống, chất lượng dịch vụ, xăng... là những vấn đề mà dân "phượt" phải tính toán thật chi ly trước khi khởi hành. Và tất nhiên cũng không thể không nhắc đến những vấn đề nhạy cảm tại điểm đến như móc túi, "chặt chém"...

Việc đề phòng trước những vấn đề này vô hình trung sẽ làm các "phượt thủ" lên kế hoạch kỹ càng hơn, chú ý đến đồ đạc của mình hơn và cảm nhận cũng như phản xạ tốt hơn khi trở thành nạn nhân của những trường hợp này.

3. Phán đoán tính cách

Là một "phượt thủ" cũng chả dễ dàng gì khi phải đối mặt với hàng tá vấn đề có thể xảy ra. Vì thế, trong quá trình đi phượt, các "phượt thủ" sẽ học được cách nhận biết được suy nghĩ cũng như ý đồ của người khác.

Những người lươn lẹo, thiếu chân thành sẽ ít có cơ hội ra tay trước mặt bạn, cũng từ đây những người chân thành, chính trực và đáng tin cậy sẽ trở nên quý giá hơn bao giờ hết và bạn sẽ học được cách trân trọng những người này.

Càng đi phượt nhiều, khả năng phán đoán của bạn càng gia tăng và bạn sẽ biết lúc nào nên tin và lúc nào có thể nhờ vả đến sự giúp đỡ của người khác mà ít phải lo nghĩ đề phòng.

4. Tự tin

Tự tin là điều mà dân "phượt" luôn có thừa. Một chuyến đi phượt dù xa hay gần, trong nước hay ngoài nước cũng sẽ có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Là một "phượt thủ", việc tự mình đứng ra đương đầu với mọi thử thách trên đường đi, giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên trong chuyến đi sẽ giúp bạn ngày càng tự tin hơn, không chùn bước trước những khó khăn và thử thách mới trong cuộc sống.

5. Đối mặt với nỗi sợ

Đối mặt với nỗi sợ của bản thân là một chuyện chẳng dễ dàng gì, nhất là khi bạn đang đi phượt. Hầu như mọi người sẽ tự nảy sinh ra những nỗi sợ vô hình như “Nếu mình mất hết tiền thì phải làm sao đây?” hay “Người này liệu có đáng tin không?”.

Mặc dù vậy, những suy nghĩ tự phát như trên sẽ ít xuất hiện hơn khi bạn trải qua nhiều chuyến đi hơn.

Những suy nghĩ và lo lắng như thế sẽ dần bị thay thế bởi tâm trạng háo hức và nguồn năng lượng trào dâng mỗi khi bạn tập trung vào điểm đến của mình. Và điều hay ho nhất ở đây chính là thái độ lạc quan ấy sẽ xuất hiện khi bạn đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống đời thường.

6. Thái độ cởi mở

Khi đi phượt, việc giao tiếp với những người xa lạ và xây dựng quan hệ với họ là chuyện rất đỗi bình thường. Càng nói chuyện nhiều, càng tiếp xúc nhiều với họ bạn sẽ càng nhận ra nhiều điều mới mẻ và thú vị thông qua nhiều cách nhìn nhận, suy nghĩ và đánh giá khác nhau.

Bạn cũng dễ chấp nhận những dòng suy nghĩ khác nhau về cùng một vấn đề. Và sau mỗi chuyến đi, bạn sẽ cởi mở hơn với những người xung quanh mình thay vì tỏ thái độ với họ.

7. Thay đổi suy nghĩ của mọi người

Quả thực là đối với nhiều người hiện giờ, việc đi phượt vẫn còn là một điều gì đấy tương đối cấm kỵ, nhất là với những người đã có tuổi.

Mặc dù vậy, ngày càng nhiều người thay đổi những quan điểm của mình với chuyện đi phượt, thậm chí còn tổ chức những điểm dành riêng cho "phượt thủ".

8. Sự tự do

Việc đi đây đi đó luôn tạo ra hứng khởi cho những người tham gia. Và điều tuyệt vời hơn cả chính là chả có ai gò bó chuyện đi đâu hay làm gì. Tất cả đều là do bạn tự đề xuất và trải nghiệm. Nếu có gì bất trắc xảy ra, ta nên thay đổi kế hoạch.

9. Tận hưởng cuộc sống

Chẳng có gì bằng việc đứng trước những tuyệt tác của tự nhiên và rồi bàng hoàng nhận ra rằng bạn chỉ có vài giờ dừng chân ở đấy trước khi phải lên đường rời đi cùng mọi người. Đó là một cảm giác thực sự khó chịu vì bạn khó có cơ hội trở lại đấy một lần nữa.

Thật may mắn là đi phượt sẽ đem lại cho bạn cảm giác tận hưởng trọn vẹn những điều mà đôi khi chỉ được tận mắt chứng kiến một lần trong đời.

10. Thử thách bản thân

Nếu bạn có thể tự thực hiện một chuyến đi phượt được thì xin chúc mừng, bạn có khả năng đưa mình ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Bạn là một người có khả năng thúc đẩy bản thân liên tục vì những mục tiêu và những trải nghiệm tuyệt đỉnh.

Nhất là việc thúc đẩy bản thân sẽ là một cơ hội tốt để hoàn thiện mình.

Theo Xuân Lộc (Dulich.Tuoitre)
(VTC) - Họ nổi tiếng bởi những chuyến xê dịch khắp nơi trên chiếc xe máy. Đặc biệt, cả 4 đều có điểm chung là muốn chia sẻ với bạn bè ngay khi vừa chinh phục được điểm đến.

- Phượt thủ đi 50 nước và vùng lãnh thổ

Nguyễn Hoàng Bảo sinh năm 1976, là một giảng viên đại học. Thế nhưng, anh lại nổi tiếng với tư cách là một phượt thủ từng đi hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhưng anh thích khám phá Tây Bắc, một vùng đất với nhiều ưu đãi từ nhiên nhiên, văn hóa.

Nhớ lại chuyến đi đến khu vực “Tam giác vàng”, biên giới của 3 nước Thái Lan, Lào và Myanmar anh suýt phải trả giá đắt khi điện thoại mất sóng.

“Khám phá vùng biên viễn Tây Bắc với sóng di động ổn định, 3G mạnh sẽ làm tôi đỡ lo lắng hơn và dễ dàng chia sẻ những hình ảnh đẹp của chuyến đi qua các mạng xã hội. Tại các vùng xa xôi như biên giới, hải đảo, chỉ có mạng di động quân đội mới đảm bảo sóng điện thoại luôn căng đầy, 3G lúc nào cũng sẵn sàng”, anh chia sẻ.

Đón hoàng hôn ở thị trấn Cốc Bài trong một ngày thiên nhiên núi rừng thật lãng mạn. Khung cảnh ấy khiến bần thần khi gọi điện cho bạn gái nói rằng: “Anh sẽ ghi vào trong danh sách những điểm hoàng hôn rực rỡ nhất trên thế giới ngoài Lisbon ở Bồ Đào Nha, Santarino ở Hy Lạp hay đảo Phục Sinh huyền thoại đó chính là Cốc Bài của Hà Giang”.

- Quỷ Cốc Tử: Mang Dcom 3G chia sẻ ảnh thoải mái

Ngô Trần Hải An là một phóng viên ảnh, nhưng anh nổi tiếng trong giới phượt với biệt danh Quỷ Cốc Tử. “Quỷ” mô tả mình là một người “thích mở lối riêng, không quá theo chuẩn mực”.

Hải An chia sẻ: “Khi đến các khu vực biên giới xa xôi trập trùng gian nan, hay hải đảo vời vợi bốn bề sóng dữ, để rồi khi chinh phục thành công, là lòng sung sướng tự hào dân tộc dâng tràn trong mỗi trái tim. Ở thời khắc đó tôi chỉ  muốn ngay lập tức chia sẻ cảm xúc tột cùng này đến người thân bạn bè ở nhà nhưng đôi khi tiu ngỉu vì điện thoại mất sóng, hoặc không thể kết nối 3G”.

Với hơn 13 năm lăn lộn khắp các nẻo đường Việt Nam, “Quỷ” mô tả “điện thoại di động có tác dụng không kém gì hộp dụng cụ y tế”. “Chắc ăn hơn thì mọi người nên đem theo Dcom 3G để chia sẻ ảnh cho thoải mái”, Quỷ Cốc Tử chia sẻ kinh nghiệm.

- Phượt thủ “Ta ba lô trên đất Á”

Nguyễn Hoàng Nguyên - nổi tiếng trong làng phượt dưới cái tên Roise Nguyễn là tác giả của cuốn sách “Ta ba lô trên đất Á”. Những chuyến đi ấy khiến cô luôn tự nhủ: “Tôi cũng sẽ cô đơn nếu không cố gắng giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp”.

Bởi vậy, những lần ở những nơi thâm sơn cùng cốc không biết đâu là đâu, hay ngay biên giới địa đầu Tổ quốc, cô không thể thiếu chiếc điện thoại bên mình để kết nối với người thân.

Bên cạnh đó, cô bạn vẫn thường xuyên kiểm tra email và làm việc trong suốt chuyến hành trình của mình. Vì vậy, cô gái này luôn phải sử dụng mạng 3G trong suốt hành trình của mình.
Cô gái này cũng thường xuyên nhật hình ảnh trên mạng xã hội cho bạn bè và độc giả theo dõi, hay đơn giản chỉ gửi thông tin cho gia đình yên tâm.

“Với một phượt thủ muốn chính phục nhiều nơi ít người bước tới ở Việt Nam, smartphone dùng mạng Viettel là thứ không thể thiếu cho cuộc hành trình”, Roise Nguyễn chia sẻ.

- Chuyện đăng “phây” của phượt thủ đi 7 nước bằng xe máy

Trần Đặng Đăng Khoa từng đi qua 7 nước Đông Nam Á bằng xe máy. Khi về phượt trên những cung đường hiểm trở ở Việt Nam, điều khiến anh vui nhất là có thể chia sẻ ngay lập tức những chiến tích chinh phục của mình trên Facebook dù ở đỉnh núi rất cao hay nơi rừng rú xa xôi.

Chuyến đi đầu tiên của anh chính là chinh phục đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương.  Cảm giác tuyệt vời ấy khiến anh lập tức gọi báo tin vui cho cha mẹ và những người bạn thân thiết. “Lúc đó chỉ những người dùng mạng Viettel như tôi là gọi được, số còn lại thì loay hoay trong tiếc nuối”, anh nhớ lại.

Những chuyến đi của anh cứ nối dài thêm, vượt ra khỏi biên giới Việt Nam. Nhưng điều phượt thủ này không bao giờ thay đổi đó là: “Mỗi khi đặt chân đến những vùng đất như vậy, tôi đều muốn chụp ảnh đăng Facebook để khoe với bạn bè, mọi người”.

Theo Nguyễn Hà (VTC News)

* ĐGD: Mình nghĩ là 4 thôi thì 'hơi bị ít' nếu theo chủ đích của bài viết là 'đình đám'. Có lẽ bét nhất phải là 10 hỉ...
(VNE) - Nếu thích luôn có xe đưa đón, chụp ảnh với gậy selfie, có lẽ bạn đang là khách du lịch. Còn thích những cung đường thử thách hơn, không ngại đi một mình, bạn chính là phượt thủ đích thực.

Bạn là khách du lịch đích thực nếu chỉ thích chụp mình với sự hỗ trợ của gậy selfie. Còn phượt thủ thường dành thời gian để ghi lại những khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên.

Lộ trình của khách du lịch thường là đường thẳng còn dân du lịch bụi thường đi đường vòng, có thể nguy hiểm hơn để trải nghiệm và cảm nhận.

Khách du lịch thường đi theo nhóm đông, phượt thủ hay đi theo nhóm nhỏ, thậm chí một mình.

Những con đường phẳng luôn là lựa chọn ưu tiên của khách du lịch, còn phượt thủ thích khám phá cung đường hoang sơ dù gồ ghề, khấp khểnh.

Hành trang của khách du lịch thường không thể thiếu các thiết bị công nghệ, từ máy ảnh đến latop cùng vô số quần áo, gói ghém kỹ càng trong vali. Với phượt thủ, mọi thứ phải gọn nhẹ đựng trong ba lô tiện dụng.

Những chiếc áo thun in logo, khẩu hiệu nổi tiếng của điểm đến là lựa chọn của nhiều khách du lịch. Phượt thủ lại thích những món quà lưu niệm mang đậm dấu ấn văn hóa hơn.

Nếu bạn chỉ muốn được xe đưa đón và đến những điểm tham quan nổi tiếng, chắc hẳn bạn không phải là một phượt thủ chính hiệu bởi họ thích những hành trình thử thách hơn.

Sự tiện nghi, thoải mái là ưu tiên của trong hành trình của nhiều du khách. Phượt thủ lại hướng đến sự đơn giản và gần gũi với thiên nhiên.

Với khách du lịch, phòng nghỉ khách sạn rất quan trọng, còn với phượt thủ, chỗ ngủ qua đêm có thể đơn giản là lều trại.

Phương tiện di chuyển của khách du lịch ô tô. Còn phượt thủ là các phương tiện công cộng hoặc thậm chí đi nhờ.

ĐGD: Có lẽ còn thiếu sót về ẩm thực chăng? Với khách du lịch, nơi có món ngon chắc chắn phải là các nhà hàng và không thể bỏ qua các món đặc sản nổi tiếng. Còn với kẻ phượt thì gánh bún bình dân, đặc sản cứ vào chợ hay mua từ thuyền chài về tự nấu. Thậm chí có thể khéo léo 'ăn chực' ở nhà dân, chùa chiền...

Theo Vy An - Ảnh: Holidify (Vnexpress)
(VNE) - Tin tưởng các phượt thủ đi trước, những người từng thành công bằng cách vừa đi du lịch vừa kiếm tiền, Jo Fraser phải nhận một cái kết đắng khi phá sản và thất nghiệp.

< Jo Fraser trên đường du lịch.

Bỏ việc, bán nhà để đi du lịch khắp thế giới đang là trào lưu được nhiều phượt thủ trên thế giới ưa chuộng. Trong những bài viết được các trang du lịch giới thiệu, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nhiều người như vậy. Họ kiếm tiền cũng rất đơn giản bằng cách lập blog du lịch, ghi lại những trải nghiệm của mình.
Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi mà bạn từng nghe đến. Bên cạnh những ví dụ thành công đó còn có những trường hợp long đong, lận đận khác và Jo Fraser, cô gái trẻ 24 tuổi đến từ Australia là một ví dụ điển hình.

Đầu năm 2014, Jo thông báo với quản lý rằng sẽ nghỉ việc để du lịch vòng quanh thế giới. Lúc đó, trong cô vẫn còn tràn trề hy vọng mọi thứ sẽ ổn, và mình sẽ thành công như những phượt thủ từng đi trước.

Cô vẽ ra viễn cảnh trước mắt mình thật đẹp: mình sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời để viết lên những câu chuyện du lịch vĩ đại, đăng tải lên blog cá nhân những bức hình đẹp lung linh, đầy màu sắc tại các nơi đã đi qua. "Đây sẽ là năm tuyệt vời nhất của cuộc đời mình, và mình sẽ chẳng bao giờ đi làm văn phòng một lần nữa", Jo nghĩ.

< Từ bỏ công việc lương cao để đi du lịch, Jo đã trắng tay.

Sau khi từ bỏ công việc lương cao, cô gái trẻ mua một tấm vé tới Thái Lan cùng chiếc mũ rơm trên đầu với bao hứng khởi về hành trình sắp tới. Cô tin rằng với sự chăm chỉ của mình và những chuyến đi thay đổi cuộc sống, cô sẽ không thất vọng. Đối với Jo, chỉ cần có ai đó chụp ảnh giúp cô tại những nơi cô đến để có ảnh đăng trên Instagram là quá đủ rồi.

Trong một thời gian nhất định, Jo đã có được cuộc sống mình mong muốn. Thay vì hàng ngày ngồi "cày" bên máy tính văn phòng, cô nằm tắm nắng trên một bãi biển ở Thái Lan, leo lên dãy Himalaya tuyết phủ, thám hiểm những khu rừng rậm của nước Đức xa xôi, cưỡi lạc đà ở thành cổ Petra và ngắm vẻ hùng vĩ của Grand Canyon. Du lịch cũng giúp cô tìm thấy niềm đam mê viết lách và những người bạn thân thiết. Họ đã có những ký ức hạnh phúc cùng nhau.

"Trong rất nhiều ngày, nhiều tuần, tôi đã cảm thấy mình thực sự hạnh phúc và tự do", Jo viết.

< Jo cho biết, cảnh đẹp ở các nơi trên thế giới là miễn phí. Nhưng tiền đi xe bus, thức ăn, nhà nghỉ thì không và đây mới là thứ lấy của cô khá nhiều tiền.

Tuy nhiên bên cạnh việc du lịch khám phá thế giới, Jo cũng phải đối mặt với một nỗi sợ hãi khác: tiền dần hao mòn trong tài khoản. "Hoàng hôn trên bãi biển ở Thái Lan là miễn phí, nhưng xe bus tới đó thì không. Những buổi tối tràn ngập tiếng cười nói trên con phố ở Athens không tính tiền bạn nhưng giá thuê phòng nghỉ cho một đêm là 18 EUR".

Dần dần, Jo không dám kiểm tra tài khoản của mình nữa. Cô bắt đầu lo lắng khi nghĩ đến vấn đề này. Blog của cô được nhiều người biết đến hơn, nhưng sự nổi tiếng không mang đến cho cô tiền bạc. Jo đăng tải lên blog của mình một cuộc sống hào nhoáng như cô từng thấy trong các blog của các phượt thủ khác. Nhưng trong thực tế, cô đang sống với những chuỗi ngày bất an vì thiếu tiền.

Cuối cùng, cô cũng phải gọi điện về nhà để xin tiền bố mẹ: "Thật xấu hổ khi còn phải xin tiền họ khi tôi đã 25 tuổi".

Qua câu chuyện của mình, Jo cũng gửi lời tới những phượt thủ trẻ - những người đang có ý định bỏ việc để đi du lịch như cô và mộng mơ về một cuộc sống tự do, phóng khoáng. Cô cho biết mình không hối tiếc vì đã đi du lịch. Nhưng cô hối tiếc vì không sống thực tế hơn. Việc vừa xin được visa du lịch, vừa làm việc và kiếm tiền trên đường đi là một điều rất khó, không phải ai cũng có may mắn đó.

Jo cũng khuyên rằng: "Khi đọc những bài viết như thế, bạn hãy nhớ không phải ai cũng may mắn được như vậy. Phần lớn họ sẽ phải trở về nhà, bật máy tính lên và viết đơn xin việc để kiếm tiền một lần nữa".

(TTO) - Phượt - du lịch bụi - đã trở thành mốt của những người trẻ mê khám phá. Giới du lịch bụi rủ nhau sục sạo hang cùng ngõ hẻm bên ngoài biên giới Việt Nam. Mỗi người đi theo một cách khác nhau nhưng có nhiều cách nghe tới là... buồn.

Đủ loại “mánh mung” trên đường phượt

Anh N.V. - 26 tuổi, nhân viên ngân hàng tại Q.1, TP. HCM, kể chuyện ba năm trước: “Khi đó tôi mới tốt nghiệp đại học, quyết định gap year (một năm nghỉ sau tốt nghiệp dành cho việc cá nhân) để dành thời gian đi du lịch đây đó. Tôi tìm hiểu thông tin về Úc trên một diễn đàn phượt xem cách ăn ở, đi lại sao cho tiết kiệm tối đa. Một nick trên diễn đàn tên Giayd…chỉ cách đi tàu siêu rẻ tại Úc. Ví dụ, trong thành phố thay vì mua vé toàn chặng với giá 10 đôla Úc, tôi chỉ phải mua vé chặng ngắn khoảng 1 đôla Úc.

Khi đến cuối chặng, tôi phải đi sát theo người nào đó đằng trước. Họ bỏ vé vào hộp soát vé tự động, đèn hai bên cánh cửa sẽ quét người để mở cửa. Bạn chỉ cần lấy tay bịt đèn lại và nghiễm nhiên đi ra theo, cửa sẽ vẫn mở đến khi bạn buôn tay khỏi đèn. Như vậy, với cả chặng đường dài xuyên thành phố, tôi chỉ mất 1 đôla Úc đi lại. Thậm chí với những chặng tàu nhỏ hơn, cửa không có hệ thống soát vé thì… khỏi cần mua vé, cứ lên xe và đi thôi. Trên diễn đàn phượt đó không chỉ mình tôi làm theo lời mách của nick giayd… mà còn nhiều người khác liên tục nhấn nút “cảm ơn” cho sự mách nước tiết kiệm của anh này”.

Couchsurfing - hội những người chia sẻ với nhau chỗ ngủ trọ miễn phí trên toàn thế giới - là nơi tìm đến của nhiều người trẻ mê khám phá. Người đi ngủ trọ nhờ được gọi là Couch Surfer, chủ nhà cho người khác ở nhờ được gọi là host.

T.N. - du học sinh Mỹ - kể lại cách đây không lâu trong diễn đàn hội du học sinh Việt Nam tại Mỹ có một bạn gái tên Th. hỏi về du lịch bụi ở Mỹ. Bạn tìm được người cho ngủ nhờ qua mạng Couchsurfing nhưng đang cần một việc làm kiếm tiền đi tiếp. “Thấy bạn ấy viết rất đáng thương rằng đã cạn sạch tiền nên mình chỉ cách bạn đó đi làm chui. Mình cũng nhấn mạnh việc làm chui nhiều khả năng bị phát giác và trục xuất về nước, bạn chỉ cảm ơn rối rít và biến mất. Một thời gian ngắn sau trên một trang blog cá nhân, bạn gái “cạn sạch tiền” ngày nào giờ đã về Việt Nam, gõ một bài blog khoe về chuyến đi Mỹ chỉ bắt đầu bằng 10 triệu đồng”.

Th. viết rằng kiếm việc làm trên đất Mỹ không khó. Những nhà hàng ăn uống của người Hoa, người Malaysia, người Việt… thường sẵn lòng tiếp nhận những lao động du lịch kiểu này, vì chỉ phải trả 1/3 giá thông thường. Thay vì 8 đôla Mỹ/giờ, họ trả lao động du lịch 2-3 đôla Mỹ/giờ và giao những công việc như rửa chén bát, lau chùi nhà vệ sinh, quét dọn bếp… Điều làm T.N. bất ngờ là những chia sẻ của Thanh được nhiều bạn bè khen ngợi cô “chăm chỉ”, “giỏi xoay xở”…

Nữ phượt thủ có “số má” Q.A. kể lại chị từng áp dụng rất nhiều chiêu để đỡ phải móc ví hết mức có thể. “Một số nước châu Á vì ngoại hình gần tương đồng nên một số địa điểm tham quan có thể giả làm dân bản địa thì không mất vé (Lào, Myanmar…). Còn nữa, một số địa điểm họ chỉ bắt đầu kiểm tra vé từ giờ này đến giờ này, ví dụ giờ quy định là 8g sáng thì mình sẽ đi từ 6g hay 7g sáng rồi đi vào trong. Nếu điểm tham quan ấy có nhiều cổng thì càng dễ dàng trốn vé. Ngoài ra vé tham quan nếu mình đã dùng mà không ghi chú ngày tháng năm thì có thể cầm về và tái sử dụng, nếu cần thiết hoặc đưa cho bạn bè dùng".

Trên diễn đàn lớn của dân du lịch bụi Việt Nam www.phuot.vn, nhiều mánh khóe trốn vé, giảm vé được bàn tán sôi nổi. Phổ biến nhất có thể kể đến chiêu làm thẻ sinh viên quốc tế để được giảm giá, thậm chí miễn phí vé tàu xe, vé tham quan ở nhiều quốc gia khác. Quy định của thẻ sinh viên quốc tế chỉ áp dụng cho sinh viên dưới 25 tuổi, nhưng có nhiều dịch vụ làm thẻ giả với giá rẻ giật mình nên những phượt thủ dù đã quá tuổi nhưng vẫn ham. Thậm chí, dân phượt còn truyền tai nhau những địa danh dễ dàng chìa thẻ sinh viên quốc tế để miễn giảm tiền hoặc những nơi khó khăn cần phải “diễn” cho ra dáng sinh viên.

“Chiêu thẻ sinh viên quốc tế này vẫn dùng ổn với một số điểm du lịch tại một nước châu Á, ít nhất là cho tới cuối tháng 10. Các bạn cứ làm một cái đi, không đáng bao nhiêu, được thì tốt, không được đành mua vé đúng giá gốc thôi” - nick vntuy khuyên nhủ các phượt thủ đi sau. Cập nhật khác của nick HellAngel: “Thông báo của đoàn đi mới đây nhất: thẻ sinh viên vẫn dùng được ở điểm du lịch C. và các nơi khác nhưng mọi người nên đi lẻ chứ đừng tập trung nguyên nhóm mười mấy người mà soát vé nghi ngờ. Tầm nhóm 2-3 người vào cách nhau là ổn”.

Nick Peter trên diễn đàn www.phuot.vn viết: “Các bạn cũng nên hiểu rõ ràng đây là làm thẻ không thật. Cho nên chuyện bạn là sinh viên hay không, bạn còn ở độ tuổi sinh viên hay không, nó không còn quan trọng nữa. Miễn là trông mặt bạn trẻ và trong cái thẻ sinh viên mà bạn làm ghi ngày tháng năm sinh cho phù hợp là được. Các bạn nước này hầu như không biết chút tiếng Anh nào, họ thấy thẻ toàn tiếng Anh là chịu thôi, gần như sẽ cho giảm giá ngay. Tất nhiên có một số trường hợp ngoại lệ bị hỏi han và bắt phải chìa hộ chiếu nhưng cái này rất hãn hữu”.

“Làm thẻ không thật thì tất nhiên là một cách lách luật mà thôi, không được quang minh chính đại cho lắm nhưng bù lại giảm được kha khá tiền vé thắng cảnh vốn rất cao ” - nick Peter viết thêm.

Nhẹ thì đỏ mặt, nặng thì… ngồi tù

Du lịch giá siêu rẻ, xoay xở kiếm kinh phí đi tiếp là mục tiêu của nhiều phượt thủ. Thay vì tìm kiếm những công việc hợp pháp, ví dụ như HelpX (cộng đồng giúp bạn có được chỗ ăn, ngủ tại một quốc gia nào đó với điều kiện bạn phải làm việc cho họ để trả công) thì việc gian lận, trốn vé có vẻ nhàn hạ hơn nhiều. Nhưng ai cũng biết gian lận luôn đi kèm với hậu quả xấu.

Phượt thủ N.V. nhắc ở trên di chuyển qua nhiều thành phố của Úc bằng cách mua vé 1 đôla Úc, nhưng “đi đêm có ngày gặp ma”. Một người Úc bản địa vô tình thấy chiêu gian lận của N.V. đến lần thứ hai lập tức báo cho cảnh sát địa phương ngay nơi N.V. bước xuống tàu. “Chưa bao giờ tôi bị ngồi trong đồn cảnh sát đất khách quê người, run rẩy và sợ hãi. Mất một hồi ỉ ôi năn nỉ họ rằng tôi đánh rơi tiền nên còn lại rất ít, bần cùng bất đắc dĩ mới sử dụng cách này và hứa không bao giờ tái phạm nữa. Cuối cùng họ thả tự do cho tôi kèm lời cảnh cáo nếu tái phạm sẽ trục xuất về nước và cấm nhập cảnh nhiều năm liền”.

Cô gái tên Th. còn gặp nhiều rắc rối hơn. Những chia sẻ trên blog về đi làm chui tại Mỹ được một trang báo mạng đăng tải lại dưới dạng hồi ký của một nữ phượt thủ. Một thời gian sau, Th. dự định công tác tại Mỹ thì bị từ chối visa thẳng thừng với lý do cô từng lao động bất hợp pháp tại đây. Tại thời điểm này khi liên hệ với Th., cô đã gỡ bài viết trên blog kia từ lâu và yêu cầu trang báo mạng nọ phải gỡ bài của mình xuống. “Cấm nhập cảnh năm năm là giá rất đắt mà lúc trước mình không thể nào tưởng tượng được” - Th. nuối tiếc.

Còn những chiêu khác không đến nỗi dính dáng đến luật pháp, nhưng cũng đủ để mỗi lần nghĩ lại là xấu hổ với chính mình. Với người có chút khả năng “diễn xuất” thì chiêu giả làm người bản địa thường được đem ra áp dụng. Trường hợp ngượng chín mặt của phượt thủ tên M. kể lại: “Trong một chuyến đi Thái Lan, nếu là người bản địa bạn chỉ phải trả nửa giá vé. Biết điều này, khi đến quầy vé tôi vờ chăm chú đọc báo và chỉ gọn lỏn giơ hai ngón tay ra, nói “Xỏn” - tiếng Thái Lan nghĩa là “hai”. Người bán vé gật đầu và bán cho tôi hai vé nội địa. Thấy có vẻ dễ dàng, tới Chùa Vàng tôi lại giở chiêu cũ. Chẳng may lúc móc ví trả tiền lại lộ ra hộ chiếu xanh Việt Nam, thế là bao nhiêu bạn bè quốc tế quanh đấy nhìn mình như người ngoài hành tinh. Vừa xấu hổ, vừa phải trả thêm tiền, bài học nhớ đời từ đấy”.

Cũng rơi vào tình huống “xấu hổ muốn độn thổ”, V.C. sắm thẻ sinh viên quốc tể để mua vé tàu xe, tham quan giảm giá. Trong một lần C. tự tin chìa thẻ sinh viên quốc tế cho cô bán vé. Chẳng ngờ những người làm du lịch tại đây đã “rành sáu câu” mấy chiêu trò của khách, nên yêu cầu đưa cả hộ chiếu để so sánh năm sinh. Trên thẻ sinh viên quốc tế ghi 23 tuổi nhưng tuổi trên hộ chiếu tính ra đã…26.
“Cô bán vé chỉ nhún vai và nói khách Việt Nam rất hay xài chiêu này nên cô ấy kiểm tra thường xuyên lắm” - V.C. kể. Ý định gian lận bằng thẻ quốc tế cũng xếp xó ngay lập tức.

Nữ phượt thủ Q.A. kể trên sau nhiều năm đi bụi hang cùng ngõ hẻm nhiều quốc gia, kết luận: “Chưa bàn đến độ may rủi của những chiêu trò gian lận, nhưng sau này mình hiểu là mình biết những chiêu ấy cũng có nghĩa bạn bè du lịch khắp thế giới thừa biết những chiêu ấy, chỉ là họ có dùng hay không mà thôi. Đến một số thành phố của Nhật, Đức… thấy họ có những tấm bảng ghi bằng tiếng Việt, đại ý cảnh báo trộm cắp, đá tàu (tức trốn vé tàu), rồi bạn bè quốc tế cũng hơi e dè khi thấy mình là người Việt. Những chiêu trò gian lận tiết kiệm được vài đồng, nhưng trả giá bằng ấn tượng xấu về mình nói riêng và những người Việt nói chung”.

Được đi đây đó là học thêm được nhiều sàng khôn, nhưng đi một cách thông minh lại là cả một câu chuyện dài. Chắt lọc kinh nghiệm của người đi trước, học hỏi ra sao và bản thân bạn chia sẻ lại chuyến đi của mình theo cách nào chính là cách phượt thủ tự định vị mình trong cộng đồng.

Theo Hương Linh (Tuổi Trẻ)
(iHay) - Trong những chuyến đi lên Tây Bắc, những kỷ niệm mà tôi nhớ nhất  là lúc được ở nhờ, ăn nhờ nhà dân. Không chỉ giải quyết được những sự cố: không tìm được nhà trọ, xe hư hỏng không di chuyển được trong đêm giữa rừng núi hoang vu,... mà khi ở cùng người dân, ta còn hiểu được phong tục tập quán của họ, cảm nhận được tình người ấm áp nơi miền đất xa xôi.

< Những con người hiền lành và mến khách.

1. Trước khi kiếm nhà dân xin ngủ nhờ, việc đầu tiên là bạn phải quan sát xem ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang có cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai, tấm phên đan hình mắt cáo… hay không.

< Những anh bạn người Thái vui tính trên đường từ Chế Tạo đi Mường La.

Nếu thấy những dấu hiệu đó, bạn đừng nên bước chân vào nhà vì đó là thông điệp muốn nhắn nhủ rằng họ không muốn người lạ vào nhà. Hay nếu bạn thấy chai nước đặt trước gian nhà thì không được chạm vào, di chuyển nó sang chỗ khác.

< Sưởi ấm bên bếp lửa của người dân tộc Thái.

2. Thái độ của bạn phải thành tâm, trang phục gọn gàng, kín đáo. Khi bước vào nhà, bạn nên quan sát trước sau rồi chỉ xin cốc nước để uống thôi, sau đó trò chuyện, hỏi thăm người dân. Tốt nhất là bạn xin ở những nhà trưởng bản, giáo viên và công an vì họ tiếp xúc với người ngoài nhiều nên dễ dàng thông cảm hơn.

3. Khi bắt đầu mở lời xin ngủ nhờ thì phải xác định trước là chỉ cần chỗ trú chân ở hiên nhà thôi để không bị thất vọng và cũng để chủ nhà dễ dàng đồng ý. Tất nhiên, trên thực tế thì khi họ đã cho bạn ngủ nhờ rồi thì không ai lại nỡ lòng để bạn ngủ ở ngoài hiên đâu.

< Bữa cơm thân mật đón những người khách lạ đầy nụ cười và chén rượu ấm bụng ngày đông giá lạnh.

4. Sau khi được cho ngủ nhờ thì cần phải lưu ý chỗ ngủ theo sự chỉ dẫn của chủ nhà. Không nằm để chân về phía bàn thờ. Không gây mất trật tự, ồn ào ảnh hưởng đến gia đình họ và không nên ngủ dậy quá muộn.

5. Khi muốn ngồi bếp lửa để sưởi ấm hay hong đồ cho khô thì bạn cũng cần chú ý. Với nhiều dân tộc ở Tây Bắc, bếp là nơi nấu nướng, nơi tiếp khách, đồng thời nơi đây cũng thờ vua bếp, thần lửa. Vì vậy, không được treo đồ ướt bẩn ở trên bếp mà chỉ đặt ở ngoài thôi. Không được làm xê dịch hòn đá kê làm kiềng. Khi ngồi gần bếp không được quay lưng và giẫm chân vào bếp.

< Người dân thích thú được ngắm nhìn những bức cảnh của mình trong màn sương dày đặc.

6. Khi được chủ nhà mời dùng bữa thì không được rót rượu, gắp thức ăn trước chủ nhà. Khi có người mời rượu, hoặc mời mọi người xung quanh mới được uống. Đối với người dân tộc chén rượu là đầu câu chuyện. Vậy nên nếu tửu lượng của bạn cao, uống nhiệt tình thì họ sẽ cởi mở hơn, bạn sẽ nghe được nhiều câu chuyện thú vị hơn.

< Chụp ảnh chung với tụi trẻ trong vườn đào nở đầy hoa.

7. Hành lý mang theo nên có những gói kẹo, gói bánh để cho trẻ con trong nhà. Xin chụp ảnh chung làm kỷ niệm và nếu sau này có dịp quay lại thì in ảnh tặng chủ nhà vì người vùng cao thích treo mấy tấm ảnh thế này trong nhà lắm.

< Chụp chung bức ảnh kỉ niệm với anh chủ nhà ở Mường Lát trước khi lên đường.

8. Khi chia tay có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt nhưng hãy nhớ luôn nở nụ cười thân thiện. Tránh hứa hẹn giúp đỡ gì với người dân nếu không chắc chắn thực hiện được. Nên xin thông tin liên lạc vì có thể sau này ta sẽ quay lại ghé chơi hay đôi lúc gọi điện hỏi thăm.

Các đồng bào dân tộc ở Tây Bắc rất thân thiện và mến khách nên nếu muốn hiểu kỹ hơn về cuộc sống của họ thì bạn đừng e ngại xin ở nhờ.

Theo Nguyễn Ngọc Minh (iHay.Thanhnien)
Ăn, ngủ như dân địa phương, cố tình bị lạc, bắt chuyện với người lạ khiến chuyến đi của bạn trở nên siêu 'chất'. Chán ngán với những tour du lịch dày đặc chỉ có mua sắm và tham quan các địa điểm tẻ nhạt, bạn có thể tự lên lịch trình và khám phá thành phố theo cách của dân du lịch bụi.

1. Không ở khách sạn

Quên khách sạn với chăn ấm đệm êm đi, bạn hãy thử thuê một căn hộ sống giữa những người dân bản xứ. Hiện nay, dịch vụ này rất tiện lợi khi sử dụng qua airbnb, với sự đảm bảo chất lượng và an toàn từ phía website này. Có thể không có vị trí thuận lợi giữa các khu trung tâm, nhưng bạn sẽ được khám phá và trải nghiệm những điều mà ít ai biết, ở những địa điểm chẳng mấy nổi tiếng nhưng rất "độc".

2. Ăn như dân bản địa

Nếu bạn muốn biết chính xác khẩu vị của người dân địa phương, hãy quên ngay những quán ăn nhanh như KFC, Mc Donald... mà bạn có thể ăn ở bất cứ đâu. Hãy vào khu chợ ẩm thực gần nhất, hỏi chủ nhà hay một người dân bản xứ bất kỳ, họ sẽ cho bạn một lời khuyên bổ ích. Nếu không, cứ thả sức tản bộ xuống phố, chỗ nào đông khách thì hãy ghé thử vào xem sao. Đừng ngại thử những món bạn chưa từng nếm qua, đây chính là trải nghiệm rất đắt giá mà nếu đi tour bạn sẽ không thể có được.

3. Không ôm đồm quá nhiều địa điểm

Một trong những việc làm hỏng chuyến đi nhanh nhất, đó là ôm quá nhiều địa điểm trong một chuyến đi ngắn ngày vì sợ "thua bạn kém bè". Bạn sẽ trở về với tâm trạng mệt lử và trống rỗng vì không nhớ nổi đã đi qua những đâu. Hãy cân nhắc kỹ xem bạn nên đi tới những đâu. Ở mỗi địa điểm, hãy dành ra ít nhất một buổi để thư thả ngắm nghía cảnh sắc, nằm dài trên bãi cỏ hoặc ghế băng trong công viên cảm nhận cuộc sống của con người nơi đây. Bạn sẽ hiểu thêm nhiều về văn hóa và thói quen của người dân ở đó.

4. Hãy trò chuyện với người lạ

Khi ngồi ăn trong nhà hàng, khi xếp hàng mua vé, khi đợi tàu điện ngầm hay khi mua hàng, hãy cố gắng giao tiếp, trò chuyện với những người bạn gặp, bất kể là dân du lịch hay dân địa phương. Nếu chỉ chăm chăm đi theo lịch trình đã lên sẵn, bạn sẽ không biết được chỉ cần một lời tư vấn hay chia sẻ của những người xung quanh sẽ khiến chuyến đi của bạn có những bước ngoặt đáng nhớ. Đôi khi, bạn còn có thể chia tiền phòng, tiền taxi hay tiền thuê hướng dẫn viên du lịch nếu tìm được người cùng chí hướng

5. Bị lạc

Nếu chưa từng bị lạc, bạn sẽ nghĩ việc này thật tồi tệ. Nhưng khi trở về nhà, bạn sẽ thấy trải nghiệm của mình đôi khi cực kỳ hay ho. Câu chuyện sẽ thật hấp dẫn nếu bắt đầu bằng: "Khi tớ bị lạc ở con hẻm ở Hong Kong, tớ đã đi vào một khu dân cư, gặp gỡ rất nhiều người địa phương đang chơi cờ hay trò chuyện, một hình ảnh thật thú vị, khác với những gì tưởng tượng trước đó" hay "Khi đi lạc ở Malaysia, tớ gặp một đàn mèo hoang vô cùng xinh xắn và thân thiện. Sau đó, hỏi ra tới mới biết, ở đất nước này họ rất yêu mèo, ta có thể gặp mèo ở bất cứ đâu".

6. "Rủ rê, gạ gẫm" bạn địa phương đi cùng

Dân đi bụi có bạn bè ở khắp bốn phương. Nếu quen ai đó, thậm chí là quen qua người quen xa lắc, nếu người đó nhiệt tình, đừng ngại ngần rủ người đó đi chung trong chuyến hành trình của bạn. Nó không chỉ khiến ta có thêm những người bạn mà còn khiến chuyến đi có những kỷ niệm cực kỳ độc đáo. Họ sẽ biết những bí mật như đôi khi không cần xếp hàng quá sớm, sẽ có cách "lách luật" vào giờ thấp điểm, hay có những đường tắt "bí hiểm" hay những quán ăn tuyện ngon sâu trong hang cùng ngõ hẻm.

7. Đừng bỏ quên sở thích của mình

Cho dù có là du lịch thì bạn cũng chớ bỏ qua sở thích của mình. Trải nghiệm cùng một điều ở những địa điểm khác nhau cũng sẽ cực kỳ thú vị. Ví dụ như, bạn sẽ có thể ghé qua các quán bar trên cao tại các thành phố ghé chân qua, hay tham gia các khóa học nấu ăn địa phương siêu cấp tốc chỉ 2 ngày cho khách nước ngoài, hay nếu bạn thích yoga, hãy dành ra một buổi sáng để tập luyện thả lỏng ở một không gian hoàn toàn khác ở nhà.

Theo Hà Nguyên (Ngôi Sao)
(Zing) - Những khi ngôn ngữ bất đồng, người dân bản xứ không biết tiếng Anh. Bạn sẽ phải dùng ngôn ngữ cơ thể, khoa chân múa tay để diễn tả điều mình muốn hỏi.

1. Bạn sẽ phải tự lập

Khi xác định tới một vùng đất lạ, bạn phải tự tìm hiểu về  thông tin, từ bay hãng nào chi phí rẻ nhất, di chuyển từ sân bay về tới khách sạn như thế nào, lịch trình cho những ngày ở địa điểm này sẽ đi những đâu, tuyến xe bus nào chạy từ điểm này tới điểm khác. Hay di chuyển như thế nào là hợp lý, không bị mất sức, đặt trước khách sạn như thế nào.
Tất cả những việc này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu tất cả các thông tin cần thiết trước khi lên đường, tránh trường hợp bị động trong những tình huống phát sinh. Bạn sẽ dần trở thành một nhà lên kế hoạch tài giỏi.

Để thực hiện một chuyến đi du lịch bụi tới châu Âu, tôi kiểm tra thường xuyên các hãng máy bay như Vietnam Airlines, Thai Airways, Quatar, Emirates, Singapore Airlines… xem hãng nào đang khuyến mại giá rẻ nhất, hãng nào có thời gian đổi chặng ngắn nhất hay bay thẳng. Ví dụ Vietnam Airlines bay thẳng tới Pháp, nhưng giá vé 1.400 USD. Emirates dừng ở Dubai 5 tiếng, giá vé 800 USD.


Đặt vé máy bay xong, tôi lên trang web booking.com và venere.com để xem nhà nghỉ, khách sạn nào ở gần trung tâm, thuận tiện đi bộ hoặc bắt tàu đi khắp Paris để khỏi tốn thời gian di chuyển. Tôi luôn chọn những khách sạn có thể hủy được trong trường hợp gần tới lúc đi, có thể tôi sẽ tìm được khách sạn giá hợp lý hơn.


Sau đó, tôi tìm hiểu xem ở sân bay Charles de Gaulle phải đi xe bus, metro hay phương tiện gì để về tới khách sạn, Việc quan trọng nhất là tôi phải lên lịch trình trong vòng 4 ngày ở Paris làm sao để đi hết những điểm như Champs Elysées, Eiffel, Pantheon, vườn Luxembourg, lâu đài Versailles…, mỗi địa điểm sẽ dừng trong thời gian bao lâu, các bảo tàng nào sẽ đóng cửa trong thời gian tôi ở đó để tránh mất công.

2. Học cách thích nghi với môi trường mới, con người

Không phải đất nước hay thành phố nào cũng sạch như lau, hay đầy đủ phương tiện di chuyển công cộng như bus, tàu điện ngầm, metro, taxi như Nhật, châu Âu, Australia, Mỹ. Có những thành phố nghèo nàn và bụi bặm, bạn sẽ phải ngồi trên chiếc xe máy, xe tuk tuk hoặc những chuyến xe bus nhồi chặt người lẫn gia súc.


Những khi ngôn ngữ bất đồng, người dân bản xứ không biết tiếng Anh. Bạn sẽ phải dùng ngôn ngữ cơ thể, khoa chân múa tay để diễn tả điều mình muốn hỏi và căng đầu suy nghĩ họ hướng dẫn bạn như thế là thế nào.


Hay có những nơi bạn không thể ở trong một phòng hostel, khách sạn. Bạn chỉ có thể ở trong một phòng tập thể với rất nhiều người đến từ nhiều nước khác nhau. Có thể phòng đó không đầy đủ tiện nghi, một nhà vệ sinh không thật sạch sẽ, bà chủ nhà khó tính…
Quen với những điều này sẽ giúp bạn có thể thích nghi nhanh chóng. Bạn sẽ nhận thấy, dần dần mình không còn là một người cầu toàn nữa, mà trở nên rất thoải mái và dễ tính.

Khi tới Campuchia, để đi từ cửa khẩu Xà Xía tới Shihanouk, do không thuê được xe riêng, tôi phải bắt xe không có máy lạnh, cửa sổ mở tung. Đường có rất nhiều đoạn bụi và xóc. Trên xe là người và có cả gia súc của những người đi chợ.

Thỉnh thoảng xe sẽ dừng lại để thả khách và bắt khách khác, kể cả khi không còn chỗ đứng. Từ cửa khẩu Xà Xía tới Shihanouk chỉ khoảng 170 km, nhưng đi trên chuyến xe này, tôi đã mất 5 tiếng, rất mệt mỏi.

Ở những nơi đắt đỏ như châu Âu, nếu ở phòng khách sạn riêng, chi phí rất cao, từ 40-100 euro một đêm. Chi phí cho một tháng đi bụi rất lớn. Vì vậy, tôi thường chọn những phòng tập thể, khoảng 10 con người từ những quốc gia, ngôn ngữ khác nhau.

Có những lúc tôi đã cảm thấy rất bực bội khi giữa đêm khuya, lúc đang ngủ ngon, có người đi bar, club về, say xỉn và hát rất to giữa phòng. Hoặc khi mở cửa vào phòng, tôi thấy đồ đạc của mỗi người vứt la liệt, lung tung lộn xộn.

Cũng có lúc tôi đã gặp những người bạn rất dễ thương và thoải mái. Họ kể cho tôi nghe về hành trình, kinh nghiệm du lịch đã đi qua. Họ chỉ cách nào để đi lại rẻ nhất, đi tham quan được những nơi đẹp mà tôi chưa biết tới. Và họ truyền cảm hứng về những vùng đất mới để tôi khấp khởi lên đường trong tâm trạng háo hức.

3. Cơ hội để gặp dân bản xứ và thưởng thức những món ăn tuyệt vời

Khi tới những vùng đất xa lạ, bạn sẽ có cơ hội ở dạng homestay với người dân địa phương. Họ sẽ uống trà với bạn và kể cho bạn nghe về phong tục, tập quán. Nếu ở đó đủ lâu, bạn sẽ có cơ hội quan sát cuộc sống hàng ngày, xem họ làm gì, ăn uống như thế nào, thói quen sinh hoạt, sinh hoạt tín ngưỡng ra sao. Tham gia những lễ hội, đám cưới của địa phương sẽ còn thú vị hơn nữa.

Và mỗi nơi đều có những món ăn đặc trưng riêng của vùng miền. Bạn sẽ được thưởng thức món cari ở Ấn Độ, sushi ở Nhật, lokum ở Thổ Nhĩ Kỳ, Quindim ở Brazil, Pastel de Nata của Bồ Đào Nha…

Thay vì việc đặt phòng ở các khách sạn, tôi vào trang airbnb.com để đặt một phòng ở theo kiểu homestay ở Sienna (Italy). Tôi đã rất hài lòng với thử nghiệm mới này của mình khi được ở trong 1 căn phòng nhỏ trang trí đặc trưng theo kiểu Italy.

Bà chủ nhà rất dễ thương. Hàng sáng, bà đều làm đồ ăn sáng cho tôi. Chỉ là những món rất đơn giản như trứng rán, sữa tươi, bơ và bánh mì, nhưng tôi đã có cơ hội trò chuyện với bà về đủ thứ. Bà không hiểu tiếng Anh nhiều mấy nên tôi đã phải minh họa cả bằng tay chân, vẽ hình. Tôi cũng phải căng đầu ra hình dung và hiểu ý bà đang muốn nói gì, nhưng cuối cùng chúng tôi đã hiểu nhau.

Bà kể cho tôi nghe về những địa danh đẹp của nước Italy, về văn hóa ẩm thực, về con người và phong cách sống ở vùng nông thôn. Khi nghe nói tôi sẽ đi Chianti, bà bảo tôi nhất định phải nếm thử rượu vang kèm với bánh cantuccini, hay vào các vườn nho tham quan. Tôi đã thử hai món mà bà nói, và thấy rất tuyệt vời.

Theo Hạ An (Zing)