Tab Từ Khóa "Chăm sóc lan rừng"
Showing posts with label Chăm sóc lan rừng. Show all posts
Ốc sên vỏ nâu, sên trần nhỏ và sên trần lớn, những con vật tưởng chừng vô hại, nhưng trên hoa màu nói chung và lan rừng nói riêng, chúng đều gây ra các tác hại không nhỏ cho những cây lan trong vườn nhà bạn.
Đây là nổi lo của không ít nhà vườn trong mùa mưa này do sức phá hoại của ốc sên vô cùng ghê gớm. Thế có cách nào ngăn ngừa, hạn chế cũng như diệt trừ ốc sên làm hại lan không.
Một số đặc tính của ốc sên mà bạn cần biết:
Ốc sên vỏ nâu, sên trần nhỏ và sên trần lớn đều gây hại cho hoa lan rừng vào buổi chiều tối, lúc trời mưa nhỏ hoặc thời tiếc ẩm thấp. Ban ngày, khi ẩm độ thấp hoặc khí hậu khô hạn các loại sên đều bò xuống khỏi dàn gian, chúng chui xuống núp dưới lớp cỏ hoặc khe đất, nơi ẩm ướt như gốc cây, đáy chậu. Ban đêm chúng mới bò ra tìm thức ăn.
Sau khi ngủ một thời gian vào mùa khô, ốc sên sẽ hoạt động trở lại ngay sau những trận mưa đầu mùa. Trong mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) hàng năm là thời gian ốc sên phát triển sinh sôi nảy nở và gây hại nhiều nhất cho lan.
Các vị trí trên cây lan mà ốc sên thường phá hoại
Các loại ốc sên, nhớt thích cắn phá rễ non của lan, chồi non, lá lan mới mọc ra và nhất là các phát hoa. Ốc sên có thể gây thiệt hại cho rễ lan, chúng cắn phá đầu rễ nòn làm cho lan ngừng phát triển.
Biện pháp phòng trừ ốc sên hại lan
1. Biện pháp diệt ốc thủ công, không độc hại môi trường
Chúng ta cần đặt vấn đề phòng ngừa ốc sên hại lan lên hàng đầu hơn là dùng thuốc diệt trừ chúng. Nếu làm tốt khâu này, thì bạn không cần phải lo lắng nhiều tới việc diệt trừ loài vật gây hại này. Hoặc có thế hạn chế sự phá hoại của chúng ở mức thấp nhất.
Chăm sóc kỹ vườn lan: Trong mùa mưa và những ngày u ám, làm sạch cỏ dại phía dưới vườn lan rừng, đặc biệt trong mùa khô. Loại trừ ngay những nơi ẩn nấp của chúng vào ban ngày như đống gạch gỗ, những nơi ẩm ướt, lá cây rụng trong vườn …
Tìm và diệt hết ốc thủ công: Vào buổi chiều, tưới nước vào nơi tình nghi có ốc sên trú ẩn, vào ban đêm (khoảng 8 giờ tối) dùng đèn để bắt giết khi sên nhớt ra ăn và vào lúc sáng sớm.
Đặt bẫy bắt ốc sên
Có thể dùng rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên, nhớt để dẫn dụ chúng ra rồi bắt chúng.
Đặt bẫy ốc sên bằng các mảnh ván, giấy báo nhúng nước, vỏ dưa, vỏ táo, cành râm bụt có nhiều lá xanh (nhớ để cho héo), vỏ khóm, sơ mít … để dụ chúng đến ăn và bắt chúng.
Còn thêm một cách nữa là rắc vôi bột hoặc muối trên mặt đất để diệt ốc sên và sên trần, nhưng cần chú ý không được rắc trên chậu lan.
Quét mật ong loại tốt, còn mùi thơm. Chờ đến tối đặt hủ sành ra ngoài vườn, vị ngọt thơm sẽ dẫn bọn ốc sên vào hủ, sáng hôm sau chỉ việc tiêu huỷ chúng
Rải vôi bột trên mặt đất, trên kệ kê chậu, trên mặt chậu gần gốc cây, (khi hoa bắt đầu xổ bao) và rải quanh vườn lan 2 đến 3 tháng 1 lần.
Bảo vệ hoa lan tránh ốc sên ăn
- Để bảo vệ cành hoa, khi hoa sắp xổ bao, dùng một túm bông gòn cột chặt quanh gốc cành hoa, có thể dùng một tờ giấy cứng quấn quanh gốc cành hoa thành một cái phễu với phần đáy quay lên trên, dùng kim ghim tờ giấy cho chặt. Sên, nhớt bò lên theo cành hoa và lọt vào đáy phễu, chúng không thể tìm được cách bò qua thành phễu để lên phía trên nụ hoa.
2. Sử dụng thuốc BVTV diệt trừ ốc sên
Nếu tất cả các biện pháp thủ công đã được áp dụng, nhưng ốc sên vẫn sinh sôi phá hoại vườn lan của bạn thì biện pháp sau cùng phải dùng đến là thuốc BVTV. Để diệt trừ ốc bạn có thể dùng một số loại phân sau:
Phun dung dịch Booc-đô 1% vào gốc cây, bẹ lá, nách lá, cuống phát hoa. Chú ý: không phun trực tiếp lên hoa. Và chỉ nên dùng Booc-đô 1 lần / 1 tháng.
Sử dụng các loại thuốc trừ sên, nhớt như muối Arsenate, Methaldehyde... thường được chế tạo thành viên bã độc. Viên thuốc được đặt trên chậu gần chồi hoa. Sên, nhớt ăn phải sẽ chết trước khi tấn công cành hoa. Song cách này không được khuyến khích, do dùng bã mồi diệt ốc bằng hoá học sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và vật nuôi quanh nhà
Bạn có thể dùng các loại thuốc dẫn dụ: Bolis ( 6G, 12G) ; Cửu Châu ( 6Gr, 12Gr ) và Pilot (10B, 15B). Các loại thuốc này thường được sử dụng dưới hình thức là rãi trên mặt đất, hoặc trộn với đất phân khi trồng cây.
Thời điểm nào trong ngày sử dụng các loại thuốc diệt ốc?
Đối với thuốc rải, nên rải lúc chiều mát, hay sau cơn mưa chiều, rải nhẹ trên mặt chậu hoặc xung quanh cây trồng, tối ốc sên bò ra ăn phải bả mồi sẽ bị chết hàng loạt.
Khi sử dụng bả mồi nên chia làm 2-3 đợt để tiêu diệt số lượng ốc còn lại. Ốc sên sinh sản rất nhanh nên sau cơn mưa phải đi kiểm tra nếu thấy ốc sên xuất hiện trở lại thì rải thuốc tiếp tục.
Nguồn: sưu tầm Internet
Trung bình cứ 3 lần tưới nước, có 1 lần thêm B1 cho đến khi cây lan rừng ra rễ mới. Sau đó cứ một tháng một lần mới cần pha thêm B1 vào nước tưới.
Sau khi cây hoa lan rừng trổ hoa, điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm là làm sao cho cây lan nhanh chóng tăng trưởng trở lại. Dấu hiệu dễ quan sát nhất là sự phát triển rễ mới, làm sao cho cây lan rễ mới ra càng nhanh càng tốt. Rễ mới càng nhiều thì càng tạo điều kiện cho sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng dễ dàng, đưa cây lan mau chóng trở về trạng thái phục hồi tăng trưởng.
Chúng ta nên đưa cây lan vào một chỗ thoáng mát, có nắng sáng, tốt nhất là có ánh sáng tới 9 giờ sáng (sau đó nên qua lưới che hay mái che). Nếu thấy chậu lan quá ẩm ướt thì phải để chậu khô ráo hẳn từ 1 đến 2 ngày mới tưới nước lại. Nên nhớ sau đó chỉ tưới nước, không được pha thêm phân vào nước tưới, chỉ tưới phân khi cây có dấu hiệu tăng trưởng trở lại tức là rễ mới bám vào chậu.
Để cây lan nhanh chóng ra rễ mới sau khi đã trổ hoa, trong lần tưới nước đầu tiên nên pha thêm B1 có chứa kích thích tố NAA,ANA… nồng độ 0,5cc/1lít nước hoặc atonik. Sau đó, tùy điều kiện nơi trồng mà tưới nước sao cho vẫn đảm bảo đủ nước mà không gây úng làm hư rễ.
Thông thường ở miền Nam, mùa nắng tưới nước từ một đến hai lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Tưới phun sương hoặc cũng có thể tưới đẫm như mưa rào sao cho nước thấm vào toàn bộ chậu lan. Chỉ tưới nước lại khi thấy khô đáy chậu và rễ khô trắng bề mặt. Với Hồ điệp không có giả hành dự trữ nước, có thể tưới nước hai ba lần/ngày, thậm chí có thể hơn nếu thời gian khô chậu quá nhanh.
Mùa mưa ở miền Nam thì sau khi tưới lan ta phải quan sát khi nào khô chậu mới tưới lại. Thời gian này tùy thuộc vào nơi trồng lan, có chỗ 2-3 ngày, có khi cả tuần, thậm chí cả tháng mới khô chậu. Riêng với những cây lan trồng trên cao, thời gian khô chậu có khi rất nhanh, do đó thời gian tưới lại gần hơn.
Lưu ý rằng, việc cung cấp nước mỗi ngày mà không để ý khô chậu hay chưa sẽ làm cây lan dễ chết, vì lan dư nước sẽ không ra rễ mới được, độ ẩm trong chậu ngày càng tăng cao, nước dư làm úng, chết rễ.
Trung bình cứ 3 lần tưới nước, có 1 lần thêm B1 cho đến khi cây lan ra rễ mới. Sau đó cứ một tháng một lần mới cần pha thêm B1 vào nước tưới. Tuy nhiên, nếu thấy cây lan phát triển quá mềm yếu thì có thể tạm ngưng thuốc kích thích tăng trưởng. Nếu rễ đã bám chậu có thể dùng NPK nồng độ P,K cao hơn (20-20-20 hay 15-30-15 hay 6-30-30) để tưới tăng cường cho cây cứng cáp lại.
Khi cây ra rễ mới bám vào chậu, thì ta có thể yên tâm tưới phân bình thường như những cây lan rừng khác, có thể tưới thêm một lần phân hữu cơ phân hữu co chỉ nên tưới gốc.
Nguồn: sưu tầm
Nếu không nuôi trồng đúng cách hoa lan sẽ không ra hoa, hoặc hoa sẽ không nhiều, không đẹp. Vì vậy cần phải cung ứng cho hoa lan rừng những điều kiện nuôi trồng thích hợp:
Ảnh minh họa
Lan Cát hay Cattleya - Ánh sáng nếu thiếu, cây sẽ yếu đuối và sẽ không ra hoa. Nếu quá nắng cây sẽ còi cọc, vàng úa, hoa nhỏ và ít.
- Nếu quá nóng hay quá lạnh cây sẽ không phát triển và chết dần.
- Nếu không có sự cách biệt giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm khoảng 15°F hay 8°C lan rừng sẽ không ra hoa.
- Nhiều giống Cymbidium, Dendrobium hay Paphiopedilum nếu ban đêm không lạnh xuống 50°F hay 10°C khoảng 3-4 tuần lễ cũng không ra hoa.
- Dendrobium, Rhynchostylis nếu tưới nhiều nước vào Thu-Đông sẽ không có hoa hoặc rất ít.
- Nhiều giống như Ascocenda, Vanda, Mokara cần nhiều ánh sáng và phân bón mới ra hoa.
- Trái lại nhiều phân bón cây sẽ chết như Disa, Masdevallia chẳng hạn.
Lan cắt cành là những giống lan trồng để cắt lấy hoa thương phẩm. Lan cắt cành có thể được trồng trong chậu - Dendrobium, trồng thành băng - Dendrobium, Oncidium, trồng thành luống như Vanda, Mokara…
I. Đặc tính thực vật học của lan cắt cành:
Lan cắt cành Dendrobium1.1 Rễ lan: Lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các dạng thân gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày. -Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng được bao bởi lớp mô hút dày, ẩm bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám bạc. Với lớp mô xốp, rễ có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy nước lơ lửng trên không khí.
1.2 Thân cây lan: Lan có 2 loại thân: Đa thân và đơn thân. Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành). Đó là bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi sống bám trên cao. Củ giả rất đa dạng: Hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả. -Cấu tạo củ giả: Gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài là lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá làm nhiệm vụ quang hợp.
1.3 Lá lan: Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá. -Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng. Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V. Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp 2 mặt lá khác nhau. Thường mặt dưới có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại khảm nhiều màu sặc sỡ.
1.4 Hoa lan: Hoa đối xứng qua một mặt phẳng. Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có màu sắc và kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài lý, hai cánh đài nằm ở 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới, có hình dạng và màu sắc khác hẳn với các cánh còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan.
1.5. Quả lan: Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc.
1.6 Hạt lan: Hạt lan rất nhiều, hạt liti. Hạt chỉ cấu tạo bởi một lớp chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 – 18 tháng.
II. Kỹ thuật trồng lan cắt cành đạt hiệu quả cao:
2.1 Cách chọn giống lan cắt cành: Lan cắt cành phổ biến hiện nay như Dendrobium, Mokara, Vadan, Oncibium. Trong đó, loại Lan cắt cành chủ lực là Dendrobium, Mokara. Có nhiều cách để nhân giống hoa Lan như gieo hột ( ít được phổ biến vì quá khó khăn, hiệu quả không cao), cấy mô (khá phổ biến hiện nay) và tách chiết cây con từ cây mẹ. (áp dụng cho các nhà vườn trồng Lan với qui mô nhỏ).
2.2 Chọn địa điểm trồng lan cắt cành thế nào? Địa điểm lập giàn lan (tức lập vườn lan) có thể là trước sân nhà, đất trống bên hông nhà. Nơi lập vườn lan có thể là đất vườn, đất ruộng, đất bưng đều được, miễn là nơi đó mát mẻ, thông thoáng và gần nguồn nước tưới.
2.3 Chọn hướng trồng: Chọn hướng của giàn lan để lan tránh được ánh sáng trực xạ làm cho héo cây, cháy lá. Vì vậy, làm giàn lan phải chọn đúng hướng. Thông thường, lớp lưới che cho giàn lan được lợp thẳng góc với đi của mặt trời, để bên trong giàn lan lúc nào cũng nhận được ánh sáng phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây lan.
2.4 Khung sườn giàn lan: Cột chống đỡ cho giàn Lan thường bằng trụ xi măng hoặc trụ sắt hoặc cây (tuỳ theo điều kiện kinh tế hộ).Chiều cao của cột: 3 – 3,5 m, chiều rộng tuỳ theo kích thước vườn, nóc có thể làm theo kiểu nhà một mái hoặc hai mái, tốt nhất là nóc bằng.
2.5 Mái che cho lan: Hiện nay, mái che giàn lan bằng lưới. Lưới có 2 loại; lưới đen và lưới xanh. Mái giàn lợp bằng tre, bằng gỗ rất mau mục nhưng với lưới thì vừa nhẹ, vừa dùng được lâu. Lưu ý khi lợp lưới nên căng cho thẳng và chằng dây kẽm trên dưới cho chắc để khỏi bị võng xuống.
2.6 Giàn treo phong lan: Giàn làm cao trên 3 m là để che chắn bớt ánh sáng cho lan và tạo sự thông thoáng cần thiết cho vườn. Bên dưới giàn, từ mặt đất đo lên khoảng 1,6m (dễ chăm sóc, thu hoạch), tạo một cái giàn để treo phong lan. Để treo các chậu phong lan có thể dùng cây tầm vông thật thẳng làm sào hoặc tốt nhất là dùng các loại ống nước tròn bằng nhựa hoặc sắt.
Những cây sào này được gác song song cạnh nhau, khoảng cách giữa hai cây độ 30 – 35 cm là vừa. Nếu giàn lan không đủ độ ẩm, dưới giàn treo lan có thể đào mương rãnh để dẫn nước vào hoặc xây hồ xi măng, trồng cây thấp nhỏ như dương xỉ…
2.7 Chọn loại giá thể gì trồng lan cắt cành? Trồng phong lan phải sử dụng đến giá thể. Giá thể trồng lan có thể là than gỗ, xơ dừa (lưu ý: Trong xơ dừa có chất tannin là chất chát; vì vậy, trước khi dùng nên ngâm nước nhiều ngày; sau đó, vớt ra phơi khô, phun thuốc trừ bệnh để phòng ngừa), gạch (gạch là chất hút nước tốt, giữ ẩm cao nhưng nhược điểm là dễ mọc rêu, nặng…); vỏ cây thông (vỏ cây thông tuy khó kiếm nhưng nếu có được loại giá thể thì rất tốt cho việc trồng lan, do trong vỏ thông có chất resin là chất sát khuẩn nên trồng lan rất tốt); dớn (dớn là chất liệu trồng lan rất tốt, dớn được lấy ra từ thân, rễ của cây dương xỉ, ưu điểm là giữ ẩm tốt, nhược điểm là trồng lâu ngày phải thay chất trồng mới vì dớn mục nát, thiếu thoát khí).
2.8. Một số cách trồng lan cắt cành phổ biến: Lan cắt cành có thể được trồng trong chậu (Dendrobium), trồng thành băng (Dendrobium, Oncidium), trồng thành luống như Vanda, Mokara…
* Trồng lan trong chậu: Chậu trồng Lan có thể là chậu gỗ, chậu đất, chậu nhựa. Tuỳ theo kích thước cây lớn hay nhỏ mà chọn kích thước chậu cho phù hợp. Thông thường kích thước chậu (7 x 12cm), (10 x 15cm), (12 x 16cm)… Bên hông cũng như đáy chậu đều trổ nhiều lỗ thoát nước và thông hơi. Ưu điểm của loại chậu đất nung là không bị đọng nước.
Nên chọn những chậu đất được nung kín, đất phải thật sự chín mới có độ bền chắc để giá trị cây đuợc trồng. Đối với chậu nhựa có thời gian sử dụng lâu nhưng trồng lâu ngày màu chậu mất màu, giảm giá trị cây trồng.
Lan được trồng trong chậu có thể sử dụng móc để treo (trình bày như trên) hoặc làm liếp nổi với kích thước 1m (chiều cao) x 1m (chiều rộng) x chiều dài vườn, sau đó đặt các chậu Lan trên liếp. Bề mặt liếp có thể làm bằng lưới B40 hoặc lưới đan lỗ thưa.
Lưu ý khi trồng Lan trong chậu: Khử trùng chậu trước khi trồng bằng các loại thuốc trừ nấm bệnh. Cột móc treo vào chậu sao cho khi treo chậu giữ được thăng bằng. Đặt giá thể vào chậu sao cho hở phần đáy khoảng 1/5 thể tích chậu để được thông thoáng.
* Trồng lan thành băng bằng xơ dừa: Chọn xơ dừa của những quả già, khô xé ra to bằng bàn tay. Xếp các mảnh xơ dừa này thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre, mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên, giữ chặt chúng bằng 2 thanh nẹp tre ở 2 bên .
Hoặc xếp các miếng xơ dừa theo chiều đứng thành từng bánh khoảng 3 – 5 cm. Dùng các cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào giữa miếng xơ dừa để làm cọc đứng. Buộc cây lan vào cọc, gốc lan xát với xơ dừa.
Tưới nước ít hơn so với trồng bằng than trong chậu. Để tránh úng nước có thể đục một lỗ nhỏ ở giữa miếng xơ dừa trước khi trồng. Trồng lại sau 2 – 3 năm khi xơ dừa đã mục.
* Trồng lan thành luống: Luống cao 15 – 20 cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn. Đất cuốc lên thành cục càng lớn càng tốt để tạo lỗ hỏng làm thông thoáng bộ rễ. Hai bên luống dựng 2 hàng cọc đứng có nẹp tre theo chiều ngang để đỡ cây lan. Cọc cao khoảng 1 – 1,5m; khoảng cách giữa 2 hàng là 30 – 50 cm.
Cách tiến hành như sau:
+ Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20 cm. Các cành lan dài khoảng 40 – 50 cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt, thường có 2 – 3 tầng rễ. Dùng gạch, gáo dừa, than củi trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp (tính từ mặt đất cho đến lớp xơ dừa cao khoảng 20 cm).
Che nắng cho lan khi mới trồng bằng lưới, phen tre hay bằng tán lá dừa để có khoảng 50% – 60% ánh sáng, gỡ bỏ dần khi cây phát triển tốt. Làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lan và thường xuyên bón phân. Có thể hoà loãng phân bò, lợn bôi lên các nẹp tre. Trồng lại sau 3 – 4 năm.
Trồng thành băng hay thành luống đều phải làm giàn che cho cả vườn lan: giàn cao khoảng 3 – 3,5m; khoảng cách từ đỉnh đầu cây lan đến lưới che khoảng 1,6 – 1,8m.
3.3 Chăm sóc, bón phân:
Lúc cây còn nhỏ nên hoà loãng phân NPK 30 – 10 – 10, lượng dùng 10 g NPK hoà 24 lít nước (tương đương 3 bình 8 lít) để phun ướt đều cây lan hoặc hỗn hợp môi trường.
Tuỳ theo cây phát triển như thế nào và kích thươc lớn nhỏ mà phun. Trung bình với lượng dung dịch phân như trên có thể phun 500 cây lan. -Phun đều, định kỳ 3 – 5 ngày/lần.
Khi cây trưởng thành nên dùng phân NPK 20 – 20 – 20 hoặc NPK 10 – 30 – 10 để kích thích ra hoa.
Khi cây vừa hé hoa thì dùng phân NPK 10 – 10 – 30 để hoa có màu sắc đẹp và lâu tàn.
Khi hoa đã tàn hoặc cắt cành rồi nên đổi sang dùng phân NPK 30 – 10 – 10 để cây tăng trưởng ra chồi và lá nhanh. Riêng Vanda rất chịu phân chuồng như phân bò hoai phơi khô bỏ vào gốc, cây rất tốt, ra nhiều hoa, màu sắc đẹp. Đa số lan Dendrobium sp ưa nóng, ưa ẩm, ưa thoáng.
Vì vậy, trung bình tưới 2 lần/ngày, ngày nào có nắng gắt có thể tưới thêm một lần nữa. Lưu ý, không tưới nước nhiễm phèn vì sẽ tổn thương bộ rễ. Nước bị nhiễm mặn hoặc nước ao hồ, sông suối ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến cây. Giàn lan luôn luôn phải được làm vệ sinh chung quanh, nhổ cỏ rác, diệt côn trùng như dế, ốc sên, bướm tránh lây mầm bệnh, giữ giàn lan luôn được thông thoáng.
III. Phòng trừ sâu bệnh trên lan cắt cành:
3.1 Bệnh hại trên lan:
* Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carboxin 1/2000; Zineb 3/2000; Benlat 1/2000.
* Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như trên).
* Bệnh thán thư: do nấm Colletotrichicm sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa nên phải phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 5 – 7 ngày/1 lần.
* Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.
3.2 Sâu hại lan:
* Rệp vảy: Rệp thường bám trên các thân giả hành còn non. Phòng trị bằng cách: Dùng bàn chải chà xát rồi nhúng cây lan vào dung dịch thuốc Malathion 50 pha loãng.
* Bọ trĩ: Gây hại chủ yếu trong mùa nắng. Dùng Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1 tuần/lần, phun liên tiếp liên tục trong 3 tuần.
Nguồn: sưu tầm Internet
Những người mới chơi lan thường hay mắc chung một khuyết điểm: Thấy bông hoa đẹp cây, rễ tốt tươi như loại Vanda chẳng hạn, đã vội vã mua ngay. Do đó không được bao lâu cây lan rừng sẽ chết hoặc không ra hoa. Bởi vì Vanda là loại cây thường mọc ở vùng nhiệt đới ấm áp quanh năm, ẩm độ cao lại cần nhiều ánh nắng cho nên muốn nuôi phải biết cách trồng.
Chúng ta nên nhớ lan mọc ở 5 châu, 4 biển, núi cao đầy sương gió, rừng rậm âm u, đầm lầy ẩm thấp. Mỗi giống lan rừng có một môi trường sinh sống khác nhau. Một vài cây lan vẫn thường mọc ở vùng nhiệt đới như Thái Lan, Việt Nam, Mexico, Hawaii hay Florida thời tiết ấm áp, độ ẩm cao, nắng mưa điều hòa khó lòng chịu nổi cái lạnh và khô ráo của California, ngoại trừ ta sẽ nuôi lan trong nhà kính. Ngay tại miền Nam California, khí hậu ở Riverside cũng khác hẳn với Fountain Valley, vì vậy ta cần tìm hiểu về những điểm sau đây trước khi quyết định mua lan:
1. Nơi chúng ta sẽ để lan, mùa hè nóng tới bao nhiêu độ, muà đông lạnh nhất là bao nhiêu độ, trung bình là bao nhiêu? Vì nóng quá hay lạnh quá cây sẽ bị cằn cọc lại và sẽ chết.
2. Chỗ đó có đủ nắng hay không? Nắng buổi sáng hay buổi chiều? Ánh nắng rất cần thiết cho cây tăng trưởng và nở hoa. Thiếu ánh nắng cây sẽ èo uột và không ra hoa. Làm sao để biết ta có đủ nắng hay không? Nếu lá xanh thẫm, mềm và rũ xuống tức là thiếu nắng. Lá vàng ngả mầu tía, cây bị cọc lại là quá nhiều nắng. Lá cây mầu xanh hơi vàng như trái olive là đủ nắng.
Sau khi tìm hiểu về nơi chúng ta sẽ để lan rừng, ta sẽ tìm mua cây lan nào thích hợp với môi trường đó.
Các chậu lan cần có bảng tên để giúp chúng ta hiểu rõ về sự nuôi trồng bởi vì ngoài vấn đề nhiệt độ, ánh nắng còn liên quan đến việc tưới nuớc bón phân v.v... Bảng tên toàn những danh từ khoa học tuy khó đọc nhưng mỗi ngày một quen. Hơn nữa nhìn vào bảng tên cây, người ta có thể đánh giá trình độ của người chơi lan.
Nếu chúng ta muốn có một vườn lan nở quanh năm đừng nên mua toàn một thứ. Chúng ta nên tìm hiều về thời gian nở hoa của từng loại, cách trồng và chăm sóc chúng, điều kiện khí hậu của chúng để lựa chọn
Tìm hiểu về cây lan cũng chưa đủ, ta còn cần tìm hiểu về trình trạng và xuất xứ của cây lan nữa:
1. Chúng ta nên mua những khỏe mạnh, tươi tốt không có những đốm đen, vệt lõm xuống dấu hiệu của bệnh tật và vi rút (virus). Bệnh tật có thể chữa được nhưng vi rút bất trị và sẽ lây lan sang cây khác.
2. Những cây lan rừng không còn rễ (bare root) hay rễ đã chết khô cần phải có một thời gian khá dài mới ra rễ hay hồi phục được. Trường hợp này pha 10 giọt SuperThrive (hormone) xin đừng lầm với loại Rootone, một muỗng canh B1 và một muỗng cà phê đường trong một gallon nước, nhúng cây lan vào chừng 6 giờ rồi bỏ vào túi nylon cột kín lại. 2 ngày sau xả nước ấm, để cho ráo rồi bỏ vào túi cột kín, chờ khi ra rễ dài chừng 2 phân mới đem trồng. Thời gian này có thể là một vài tháng hay lâu hơn.
3. Phần đông chúng ta mua cây tại các vườn lan có nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng v.v... hoàn toàn khác hẳn với nơi ta để lan, cho nên thế nào cây cũng bị khựng lại hay bị thui chột (shock). Do đó chúng ta đừng vội mang ngay ra sân hay vườn trước khi cho cây làm quen dần dần với thời tiết. Nghĩa là đừng mang ra ngoài khi trời còn quá lạnh và cũng đừng mang ngay ra ngoài nắng. Hãy để vào chỗ rợp mát và thoáng gió sau đó sẽ di chuyển dần dần ra chỗ có nắng.
Tốt hơn hết là chúng ta nên mua cây tại các vườn lan địa phương nơi có cùng thời tiết, khí hậu với chúng ta. Nhưng khi mang từ ngoài vườn vào trong nhà cũng không nên để quá lâu bởi vì trong nhà độ ẩm rất thấp trừ khi chúng ta tăng cường độ ẩm cho cây bằng cách để các chậu cây trên khay nước.
Thấu triệt được những đỉểm trên, chúng ta coi như đã thành công được 2/3 chặng đường dẫn tới thành công.
Khi cây lan rừng đang nhú phát hoa, lúc này cây cũng cần nhiều dinh dưỡng giúp hoa đậm màu, tươi lâu và hoa lan được bền hơn.
Chăm sóc để lan rừng ra hoa đã là một chuyện không dễ, nào là tưới nước cho lan thế nào là đủ, bón phân cho lan thế nào hợp lý, nhiệt độ, độ ẩm cho lan thế nào. Đến khi lan đã nhú vòi hoa thì lại phải tính đến chuyện làm thế nào để lan trổ được nhiều bông, hoa nở đẹp, bông lan lâu tàn? Đây cũng là một vấn đề không nhỏ cho người trồng lan.
Phân bón cho lan khi chúng đang trổ hoa
Khi cây lan đang nhú phát hoa, lúc này cây cũng cần nhiều dinh dưỡng giúp hoa đậm màu, tươi lâu và hoa lan được bền hơn. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân NPK 60:30:30 kết hợp với phân hữu cơ vi sinh. Hoặc phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15-20-25) (3g/4lít), định kỳ 7 ngày/lần.
Cách xịt và liều lượng phân bón cho lan đang có bông: Phun khi hoa mới nhú và phun 1 tuần 1 lần với liều lượng 1gam/4lít nước.
Chú ý: không phun phân bón lên phát hoa, sẽ làm cho hoa mau tàn hoặc làm cháy hoa do nồng độ phân bón. Sử dụng ở đầu vòi phun 1 dụng cụ chụp để phân không bám vào bông hoa. Chỉ phun và thân lá và rễ phía dưới.
Lưu ý khi bón phân cho lan trong giai đoạn trổ hoa:
Thời điểm nên tưới phân cho lan: từ 8 – 9 giờ sáng.
Đên 3-4 giờ chiều, phun sương bằng nước sạch để cho cây hấp thu hết phân lúc sáng đã tưới.
Sáng hôm sau, rửa lá lan cho sạch hết tồn dư cặn (không làm ảnh hưởng tới màu sắc lá, lá xuất hiện các đóm trắng lóm đóm) bằng cách dùng nước xịt mạnh.
Cách tưới nước cho lan khi có bông
Trong giai đoạn này, chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
Mẹo nhỏ giúp lan Vanda và Mokara ra hoa
Hai loại lan rừng này thì chủ yếu sử dụng phân bón qua lá là chính. Trong giai đoạn kích thích ra hoa, cần hạn chế tưới nước và phải tăng lượng ánh sáng (kể cả thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng)
Nguồn: tổng hợp
Định hướng sử dụng thuốc của ngành BVTV là chú trọng việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng nguyên tắc 4 đúng gồm : Đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách.
1. Nguyên tắc sử dụng đúng thuốc: Khi sử dụng thuốc BVTV cần phải biết rõ loài sâu bệnh cần phòng trừ, tham vấn ý kiến cán bộ chuyên môn BVTV hoặc cán bộ nông nghiệp địa phương. Ưu tiên lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Cần chọn mua những loại thuốc an toàn với cây trồng, ít gây hại với người tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chú ý khi mua và sử dụng thuốc diệt cỏ.
Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng. Không sử dụng thuốc cấm.
2. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng: Đúng nồng độ, liều lượng bao gồm lượng thuốc và lượng nước pha trộn để phun trên một đơn vị diện tích cây trồng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Tùy tiện tăng nồng độ thuốc lên cao sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng, cây trồng vật nuôi, môi trường và làm tăng chi phí, hoặc phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm cho sâu bệnh lờn thuốc, kháng thuốc, tạo nguy cơ bùng phát dịch. Phải có dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bốc thuốc bột bằng tay. Phải phun hết lượng thuốc đã pha trộn, không để dư thừa qua hôm sau hay lần sau.
3. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng lúc: Phun thuốc vào thời điểm sâu bệnh dễ bị tiêu diệt, phun ở giai đoạn tuổi nhỏ đối với sâu và ở giai đoạn đầu đối với bệnh. Phun vào lúc trời râm mát, không có gió to để thuốc tiếp xúc bám dính tốt hơn trên bề mặt lá. Hạn chế phun lúc cây đang ra hoa. Phun thuốc khi trời nắng nóng sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc hoặc trời sắp mưa có thể làm rửa trôi thuốc. Không phun thuốc vào thời điểm sắp thu hoạch (thời gian cách ly tùy thuộc từng loại thuốc, thường có khuyến cáo thời gian trước thu hoạch). Phun khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đạt đến ngưỡng gây hại kinh tế. Để phun thuốc đúng lúc, người trồng tiêu cần tham vấn cán bộ kỹ thuật nông nghiệp để được hướng dẫn, xác định.
Phong lan rừng
4. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng cách :
a) Trước khi phun thuốc cho lan rừng: Cần phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người phun như quần áo lao động, mũ, kính, khẩu trang, bao tay, ủng ; chuẩn bị dụng cụ pha thuốc như ống đong, cân, xô pha thuốc, que khuấy và bình phun thuốc đã được kiểm tra không bị rò rỉ. Sử dụng thuốc còn trong bao bì an toàn. Nơi pha thuốc phải gần nơi cần phun, xa nguồn nước sinh hoạt, xa chuồng trại gia súc gia cầm.
Khi pha thuốc, bà con cần dự tính trước lượng thuốc và lượng nước cần dùng để pha. Cho vào bình khoảng nửa lượng nước rồi đổ thuốc vào và khuấy kỹ, sau đó tiếp tục cho nửa lượng nước còn lại vào và khuấy để thuốc phân tán đều trong nước. Không tự ý phối trộn nhiều loại thuốc BVTV với nhau, vì hỗn hợp này có thể phản ứng làm gia tăng hiệu lực thuốc nhưng cũng có nhiều trường hợp sẽ làm giảm hiệu lực thuốc, hoặc phản ứng gây cháy nổ, gây độc hại cho cây trồng vật nuôi và cho người sử dụng. Do đó chỉ phối trộn thuốc nếu đã nắm chắc, theo hướng dẫn trên bao bì hay hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và thuốc đã phối trộn phải được sử dụng ngay.
Thông thường, phối trộn hai hay nhiều loại thuốc trong cùng một lần phun sẽ cho hiệu quả cao hơn. Nhưng nhiều bà con nông dân chưa hiểu rõ nguyên tắc phối trộn mà đã tùy tiện phối trộn thuốc BVTV nên không chỉ hiệu lực phòng trừ sâu bệnh thấp mà còn làm tăng nguy cơ ngộ độc.
Khi phun thuốc, phải hướng vòi phun vào đúng vị trí gây hại của từng loại sâu bệnh để cho tia thuốc tiếp xúc được nhiều nhất với sâu bệnh. Không đi ngược chiều gió khi phun.
Tuyệt đối không ăn uống, hút thuốc, không dùng tay sờ vào bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhất là đối với mắt sẽ rất nguy hiểm.
b) Sau khi phun thuốc: Quần áo, các dụng cụ lao động, bình bơm thuốc phải được rửa sạch sẽ và phải được cất giữ trong kho riêng cùng với nơi lưu chứa thuốc BVTV của gia đình. Không trút đổ thuốc dư thừa, nước rửa bình bơm ra nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng. Tuyệt đối không được dùng vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã dùng vào mục đích bất kỳ nào khác, phải hũy và chôn những bao bì này ở xa nguồn nước sinh hoạt và khu dân cư.
* Để giúp bà con sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả cao và an toàn đối với cây trồng vật nuôi, đồng thời kiểm soát được tác hại ngược lại do quá trình phối trộn, xin chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:
– Chỉ phối trộn các loại thuốc BVTV thuộc các nhóm gốc khác nhau mới có hiệu quả cao như: thuốc nhóm lân phối trộn với nhóm các ba mát, lân + cúc, các ba mát + cúc, các ba mát + điều hòa sinh trưởng, thuốc vi sinh phối hợp với gốc lân hoặc cúc.
– Chỉ nên phối trộn thuốc có các tác dụng khác nhau như tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, lưu dẫn.
– Chỉ nên phối trộn thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu với thuốc trừ cỏ, trừ cỏ với phân bón.
– Không phối trộn thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng.
– Không phối trộn thuốc trừ sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh…
– Không phối trộn thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các thuốc gốc đồng như Coc 85, Coper B, Boocdo… Vì thuốc gốc đồng thường có tính kiềm cao, trong khi đó thuốc trừ sâu, trừ bệnh lại có tính acid. Khi pha trộn với nhau chúng sẽ trung hòa làm giảm hiệu lực thuốc.
Để biết chắc chắn hơn bà con nên pha thử trước, bằng cách lấy một ít thuốc nguyên chất loại này pha với lượng tương đương thuốc loại kia trong một cốc sành, sứ, thủy tinh, nhựa, dùng que khuấy nhẹ cho hòa tan, chú ý không dùng dụng cụ kim loại. Sau 3 – 5 phút, quan sát nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới, đóng váng trên bề mặt, bốc khói tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc biến đổi màu bất thường thì không nên pha trộn các loại thuốc đó với nhau để phun cho cây trồng.
Nếu đã khẳng định trộn được 2 loại thuốc với nhau thì cách pha chế như sau: Cho vào khoảng hơn nửa bình nước rồi lần lượt cho đủ lượng thuốc thứ nhất vào bình và khuấy loãng, sau đó tiếp tục cho lượng thuốc thứ hai vào rồi thêm nước cho đầy bình và khuấy đều, đủ lượng nước mình cần pha (hoặc lượng thuốc thứ hai có thể khuấy loãng riêng rẽ rồi mới đổ chung vào bình). Lưu ý không cho thuốc vào bình khi trong bình chưa có nước và không nên cho 2 loại thuốc vào cùng một lúc, nồng độ của mỗi loại thuốc phải giữ nguyên như khi dùng riêng rẽ. Sau khi pha phải phun ngay.
Để sử dụng thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh hại tiêu đạt hiệu quả cao, bà con cần hiểu và tuân thủ các nguyên tắc 4 đúng của ngành BVTV giúp cho vườn tiêu của mình đạt năng suất cao.
Người trồng cây nói chung và trồng phong lan nói riêng ai cũng mong muốn cây mình trồng được phát triển tốt nhất, khỏe mạnh. Sự hỗ trợ từ phân bón đối với cây trồng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu hết về phân bón, dẫn đến lạm dụng phân bón gây chết cây.
1.GIỚI THIỆU:
Bón phân qua lá (BPQL) có một vai trò ngày càng gia tăng trong dinh dưỡng cây trồng và đã được nông dân áp dụng từ nhiều năm nay khắp nơi trên thế giới, mặc dù thông tin về lãnh vực này trên các tài liệu khoa học còn hạn chế. Chỉ tới thời gian gần đây, các nhà khoa học mới chú tâm tới và điều này đã được chứng kiến bởi hàng trăm chuyên gia tham dự một hội nghị quốc tế chuyên đề về BPQL.
Tài liệu này nhằm minh chứng sự quan trọng về vai trò của BPQL đối với các chất dinh dưỡng đa lượng trong quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. BPQL đã bị nhìn bằng cặp mắt hoài nghi và xem như một món đồ trang điểm hơn là lợi ích thiết thực trong sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng để từ đó nâng cao lợi tức cho nhà nông. Đặc biệt đối với các chất dinh dưỡng đa lượng vì cây trồng cần một lượng lớn trong khi lá cây chỉ có thể đón nhận một lượng tương đối nhỏ so với nhu cầu. Do đó việc áp dụng BPQL để cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng trên thực tế không thông dụng lắm.
Các vấn đề thực tiễn đang tồn tại như tại sao, khi nào và áp dụng cách BPQL ra sao sẽ được trình bày trong tài liệu này.
Bón Phân Qua Lá là một phương pháp rẻ, dễ áp dụng và hiệu quả để gia tăng năng suất và chất lượng nông sản dẫn đến gia tăng lợi nhuận cho nhà nông nếu được áp dụng đúng cách.
Sự hiểu biết đầy đủ về BPQL sẽ tránh được các lầm lẫn và sẽ làm cho nông dân thỏa mãn hơn.
Những vấn đề sau đây sẽ được giải thích theo từng phần:
. Bón phân qua lá là gì?
. Cơ chế của sự hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng.
. Tại sao xử dụng phương pháp BPQL
. Khi nào thì xử dụng phương pháp BPQL.
. Những đặc điểm của một sản phẩm PBQL tốt.
. Phương pháp BPQL và mức độ áp dụng.
. Những phát triển trong công nghệ PBQL.
. Kết luận.
2. BÓN PHÂN QUA LÁ LÀ GÌ?
Bón phân qua lá phong lan rừng là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng.
3. CƠ CHẾ CỦA SỰ HẤP THU VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT DINH DƯỠNG QUA BỘ LÁ:
Để hiểu được chức năng của phương pháp BPQL, cần giải thích rõ ràng các quy trình sinh học khác nhau của cơ chế hấp thu qua lá và phân phối dinh dưỡng bên trong cây trồng. Để làm các nhiệm vụ bên trong lá hoặc vận chuyển các chất dinh dưỡng khoáng ra khỏi lá đến các bộ phận khác của cây trồng, một quy trình hấp thu thông qua màng tế bào (plasma membrane), từ các không bào bên trong lá (apoplast) vào bên trong tế bào (symplast) sẽ xảy ra. Theo Romheld và El-Fouly, (1999) sự hấp thu dinh dưỡng qua lá có 5 bước như sau:
3.1 Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón:
Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấm nước rất mạnh. Để việc hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng, ta có thể bỏ thêm các chất phụ gia (vào PBQL) để làm giảm sức căng bề mặt.
3.2 Sự thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào:
Khi phun phân bón qua lá lên bề mặt của lá cây, sự hấp thu có thể xảy ra theo ba cách sau đây:
a. Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào.
b. Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào.
c. Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ.
Theo Eichert et al, (1998), sự xâm nhập của chất lỏng xuyên qua bề mặt có sức căng cao và các khí khổng có thể xảy ra dưới một số các điều kiện. Một trong những điều kiện này là tạo các giọt nhỏ liên kết với sự bốc hơi. Khi sự bốc hơi xảy ra, mức độ xâm nhập đạt cao nhất và sự hấp thu liên tục xảy ra với phần chất rắn còn lại.
Những tác giả này cho rằng (lý thuyết về) những giới hạn vật lý chống lại sự xâm nhập qua khí khổng thì đúng đối với các hạt giọt lớn nhưng có thể không đúng đối với các phần rắn còn lại vì chúng liên kết thành một lớp mỏng trong quá trình bốc hơi nước. Những màng mỏng này thâm nhập vào khí khổng và khích lệ sự trao đổi giữa bên trong và bên ngoài lá cây (Eichert and Kurkhardt, 1999).
3.3 Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây:
Các không bào (apoplast) rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được hấp thu vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây.
3.3 Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào:
Những nguyên tắc chung về việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không bào vào bên trong từng tế bào lá cũng giống như sự hấp thu từ rễ. Theo đó, tốc độ hấp thu như sau:
a. Những phân tử nhỏ nhanh hơn những phân tử lớn (urea > Fe-Chelates).
b. Những phân tử không mang điện (nối cộng) nhanh hơn các ion tĩnh điện.
c. Những ion hoá trị một nhanh hơn các ions đa hoá trị (H2PO4- > HPO42-)
d. Độ pH của không bào (apoplast) thấp sẽ hấp thu các anions nhanh hơn.
e. Độ pH của không bào (apoplast) cao sẽ hấp thu các cations nhanh hơn.
Khả năng hấp thu của các tế bào lá cây cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng.
Cơ chế tùy thuộc năng lượng để hấp thu dinh dưỡng xuyên qua màng vào bên trong tế bào được môi giới bởi các protein vận chuyển khác nhau như những chất chuyên chức năng chuyển tải hoặc các luồng tĩnh điện với ion H+ ATPasses. Những sự kiện này làm gia tăng lực hấp thu bằng cách tạo nên độ chênh hóa tĩnh điện ở bề mặt màng tế bào.
Sự hấp thu qua các tế bào lá có thể được điều khiển qua tình trạng dinh dưỡng của cây, nhưng đây không phải là quy luật chung mặc dù hiện tượng này đã được khám phá đối với sự hấp thu lân. Việc hấp thu lân qua lá và vận chuyển xuống rễ xảy ra nhanh hơn đối với cây đang thiếu lân.
Bảng 1: Sự hấp thu qua lá và vận hành của lân được theo dõi bằng lân phóng xạ(32P).
Khi áp dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients) cho các lá non, lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Đối với các lá già, lá đã ngưng phát triển thì sự chuyển dịch này xảy ra nhanh hơn và có thể ngăn chận tình trạng thiếu dinh dưỡng gây ra do sự hấp thu không đủ của bộ rễ.
Các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) áp dụng trên cả lá già và lá non sẽ chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.
3.4 Sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và chuyển dịch chúng ra ngoài:
Sự phân bổ từng chất dinh dưỡng riêng biệt bên trong và chuyển dịch chúng ra ngoài lá sau khi phun phân bón thì tùy thuộc vào từng mô libe và tính cơ động của hệ mao dẫn.
Các chất dinh dưỡng lưu động libe (phloem mobile nutrients) như N, P, K, Mg được phân bố vào mỗi mô mao dẫn cũng như mỗi mô libe bên trong lá cây, và một tỷ lệ lớn các chất dinh dưỡng đã hấp thu sẽ được vận chuyển ra khỏi lá tới các bộ phận khác của cây nơi có nhu cầu cao.
Ngược lại các chất dinh dưỡng có khả năng cơ động libe giới hạn (nutrients with a restricted phloem mobility) như Ca, Cu, Fe, Mn, Zn sẽ được phân bố chính cho mỗi mô mao dẫn bên trong lá cây và không có sự chuyển dịch đáng kể nào ra ngoài.
Riêng đối với Boron, sự lưu chuyển bên trong cây tùy thuộc rất nhiều vào các di truyền gen và là yếu tố quyết định đến hiệu quả của phân bón Boron qua lá.
3.5 Hiệu qủa của phương pháp BPQL:
Theo Brown, 1999, sự hiệu qủa của phương pháp BPQL ảnh hưởng bởi:
a. Lý và hoá tính của phân bón sử dụng.
Sự hấp thu chất dinh dưỡng tùy thuộc vào các anion nối kết. Thí dụ sự hấp thu Zn(NO3)2 cao hơn so với ZnSO4 có thể được giải thích bởi sự kết nối cation-anion (cation-anion symport).
Năm 1999, Burkhardt et al đã thực nghiệm bằng cách nhúng các lá Vicia faba vào dung dịch 1% Zn-nitrate và dung dịch 1% Zn-sulphate thì thấy rằng khi Zn được liên kết với gốc nitrat thì khả năng hấp thu lớn gấp 3.5 lần so với gốc sulphate.
Bảng 2 dưới đây có thể được tham khảo như bảng mẫu tổng quát về tốc độ hấp thu bởi lá cây đối với các chất dinh dưỡng.
b. Khả năng xâm nhập của chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào chất ảnh hưởng bởi chủng giống, loại và tuổi của lá cây, hoá tính của phân bón, vào các điều kiện môi trường như ẩm độ, nhiệt độ, ngày hay đêm, và phương pháp áp dụng.
Trong các điều kiện khi sự hấp thụ dinh dưỡng qua bộ rễ và chuyển dịch chúng bên trong cây không thể thực hiện hoặc bị hạn chế, phương pháp bón phân qua lá có thể là một giải pháp
1. LÝ DO ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BPQL:
Trong phần này, những sự kiện chính dẫn đến tình trạng hạn chế hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ và chuyển vận chúng bên trong cây được đề cập, và những giải pháp để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng sẽ được trình bày. Đó là cách trả lời cho những câu hỏi “Tại sao”, “Khi nào” thì áp dụng BPQL.
- Những yếu tố giới hạn khả năng hấp thu ở bộ rễ và chuyển vận bên trong cây:
Hiện tượng thiếu dinh dưỡng xảy ra khi khả năng hấp thu của bộ rễ bị giới hạn hoặc bị ngăn cản trong một thời gian, do đó không đủ để cung cấp theo nhu cầu của cây. Những sự kiện liên quan tới vùng rễ có thể kể như sau:
a. Rễ bị tổn thương: Do bị bệnh (tuyến trùng chẳng hạn) hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).
b. Những điều kiện của đất không hữu hảo cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng.
Chất dinh dưỡng bị bất động hoá do các vi sinh vật.
Bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ.
Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây).
Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hoá gây ra cho các kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp).
Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca).
Thiếu oxy (đất quá ướt).
Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái).
Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (quá khô).
c. Nhu cầu dinh dưỡng ỡ đỉnh cao: Trong suốt thời kỳ phát triển trái nhanh, nhu cầu dinh dưỡng vượt quá khả năng cung cấp mặc dù đất trồng rất màu mỡ. (Brown, 1999).
d. Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phối trí dinh dưỡng bên trong cây.
Điều này thường xảy ra nhất trong những vùng trọng điểm của các loại trái cây lớn hoặc các chùm đậu và liên quan tới cả hai sự kiện là nhu cầu tập trung cao độ vào một vùng chuyên biệt nhiều nguyên tố trong trái cây như N và K và hệ qủa của khả năng cơ động thấp của các mô libe đối với một số nguyên tố nào đó, như Ca và B chẳng hạn.
Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.
Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động bởi các mô libe.
Trong các điều kiện này khi sự hấp thụ dinh dưỡng qua bộ rễ và chuyển dịch chúng bên trong cây không thể thực hiện hoặc bị hạn chế, phương pháp bón phân qua lá có thể là một giải pháp.
- Áp dụng phương pháp BPQL:
Những lý do chính cho việc áp dụng BPQL gồm có:
a. Hiệu chỉnh hiện tượng thiếu dinh dưỡng: BPQL có thể nhanh chóng hiệu chỉnh hiện tượng thiếu dinh dưỡng vì phân bón được phun ngay vào chỗ đang thiếu. Thí dụ hiện tượng thiếu sắt có thể xảy ra khi cây trồng trên nền đất sét (độ pH cao). Phun hợp chất Fe-chelate (Fe-EDTA) có thể giải quyết vấn đề.
b. Ngăn ngừa hiện tượng thiếu dinh dưỡng: Khi phân bón xuống đất không phát huy được hiệu quả đối với một vài nguyên tố nào đó, thí dụ Mn trong vùng đất có độ pH cao, áp dụng PBQL (với Mn) có thể ngăn ngừa được hiện tượng thiếu Mn.
c. Thay thế hoặc bổ sung cho phương pháp bón phân qua rễ: Việc bón phân qua lá có thể phần nào thay thế phân bón qua rễ nhưng không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn được. BPQL giúp duy trì sự phát triển và mạnh khỏe của cây trồng và làm gia tăng chất lượng của nông sản vì có thể áp dụng đúng lúc và đúng nơi, hoàn toàn độc lập với các điều kiện về đất đai và nhất là khả năng tác động nhanh của nó.
Sự gia tăng năng suất ngoài mong đợi sau khi áp dụng BPQL là do sự liên hợp dẫn đến hậu qủa gia tăng sự hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ. Sự gia tăng này là do việc BPQL đã tạo nên sự cân bằng các chất dinh dưỡng bị thiếu mà đó lại là yếu tố giới hạn sự quang hợp và sự sản xuất sinh học (Baier và Baierova, 1999). Những nhà nghiên cứu này đã thử phun qua lá một lượng 2.69kg N/ha và 0.96kg Mg/ha trên cây bắp và thấy rằng khả năng hấp thu gia tăng theo thứ tự là 55 kg N/ha và 6Kg Mg/ha so với đối chứng.
d. Gia tăng khả năng chống chịu sự phá hoại của sâu bọ và bệnh: Điều này dễ hiểu vì một cây trồng khỏe mạnh thì ít mẫn cảm với các loài sâu bọ và các loại bịnh hơn.
Một công thức phân bón kết hợp giữa P và K (PK 50-30 và chất phụ gia) đã được khám phá là có các tác dụng làm cho cây cứng cáp và khỏe mạnh hơn, giúp cho cây trồng tạo được khả năng chống lại sự phá hoại của loài nấm mốc sương trên cây bông hồng, cây cà tím và cà chua.
e. Gia tăng khả năng chống lại tuyết lạnh: BPQL có thể làm gia tăng sự tập trung các muối khoáng vào bên trong tế bào, làm hạ điểm đông của tế bào chất.
2. THỜI ĐIỂM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BPQL:
Để BPQL phù hợp, nên căn cứ trên những triệu chứng hiển nhiên có thể nhìn thấy theo kinh nghiệm (như thiếu dinh dưỡng) hoặc chẩn đoán dinh dưỡng qua lá.
Các nông gia trồng cây ăn trái ở Bỉ thường lấy lá để phân tích dinh dưỡng hai lần mỗi năm:
. Khi kết thúc đợt nở hoa, lấy lá vào tháng 5 để phân tích N, P, K, Ca, Mg.
. Cuối mùa của những mầm đầu năm khi lá đã phát triển trưởng thành, lấy lá để phân tích N, P, K Ca, Mg, Fe, Mn, Zn, Cu.
Hoàn thành kết quả của cả hai lần phân tích và đưa ra quy trình phân bón cho từng trường hợp cá thể vào cuối tháng 10.
3. NHỮNG TÍNH CHẤT CỦA MỘT SẢN PHẨM PBQL TỐT:
Một sản phẩm PBQL tốt phải có các đặc tính sau:
- Tan hoàn toàn trong nước.
- Độ tinh khiết cao, không chứa các hợp chất độc.
- Hàm lượng ammonia và sulphate thấp.
- Không chứa Clor.
- Khả năng kết tinh dạng kim cương trong ure thấp dưới 0.35%.
- Các kim loại dưới dạng chelate.
- Hàm lượng các gốc muối thấp.
- Có thể dùng chung với thuốc BVTV.
- Nhãn mác phải ghi rõ ràng hàm lượng các chất kết thành.
- Hướng dẫn sử dụng rõ ràng ghi trên nhãn hoặc có chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng bởi nhà sản xuất hoặc đơn vị phân phối về các vấn đề sau:
a. Liều lượng sử dụng (Kg hoặc lít/ha)
b. Số lần sử dụng.
c. Thời kỳ sử dụng trong chu kỳ sinh trưởng của cây trồng.
d. Những hạn chế khi sử dụng (nhiệt độ cao, không dùng ban ngày, cách pha chế...)
e. Địa chỉ liên lạc nếu muốn biết thêm thông tin.
4. LOẠI PHÂN BÓN QUA LÁ VÀ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG:
Nói chung những đề xuất về dinh dưỡng trong việc BPQL thường theo các thời kỳ trong quá trình sinh trưởng của cây trồng.
Ni tơ:
- Áp dụng trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng để gia tăng hàm lượng N trong lá cây và các phần khác của cây.
- Ure hoạt động như một chất kích hoạt. Lớp cutin bao phủ bề mặt lá sẽ phồng lên sau khi ure được phun vào, điều này làm cho các loại PBQL khác xâm nhập dễ dàng.
- Nitrate hoạt động như chất khơi mào cho sự hình thành hoa (cây xoài)
Photpho:
- Hoạt động như dưỡng chất khởi đầu cho cây từ giai đoạn mới ươm, kích thích sự phát triển bộ rễ khi chuyển ra trồng.
- Sử dụng trước khi ra hoa cho cây đâm chồi và ra hoa mạnh mẽ.
- Trong giai đoạn hình thành trái sẽ giúp cho trái cứng rắn và kéo dài thời gian trưng bày sau thu hoạch.
- Áp dụng sau thu hoạch đối với các mô hoạt động để bồi hoàn dinh dưỡng cho cây.
Kali:
- Áp dụng trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng để gia tăng sự cứng cáp của cây.
- Trong suốt giai đoạn ra hoa và hình thành trái sẽ làm gia tăng những thông số liên quan tới chất lượng trái (ví dụ: vị, hàm lượng K, nước cốt, hàm lượng vitamin C, hàm lượng các chất rắn hoà tan, , nhiều acid hơn, nhiều đường hơn, ít mẫn cảm hơn đối với các loại bịnh, vỏ trái tốt hơn, màu sắc đẹp hơn, khả năng chống hàn cao hơn, đồng nhất hơn) và số lượng (số lượng nhiều hơn, kích cỡ và trọng lượng trái, củ, hạt lớn hơn, nặng hơn, giảm hiện tượng rụng trái). Quá trình chín của trái bắt đầu sớm hơn và kéo dài được thời gian bày bán ngoài thị trường.
- Áp dụng sau khi thu hoạch vào các mô năng động để bồi hoàn dinh dưỡng cho cây.
Mặc dù có những ngoại lệ không thể bỏ qua, nhưng mức độ áp dụng dưới đây được coi như quy định chung:
5. NHỮNG PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP BPQL
Để gia tăng hiệu quả của phương pháp Bón phân qua lá và hiệu lực của phân bón qua lá, những thành phần phụ trợ được thêm vào phân bón. Những chất này có thể là:
- Chất phụ ích (làm ướt, kết dính, phân bố đều, chất phụ thấm ...)
- Chất kích thích và điều hoà tăng trưởng.
- Acid Humic.
- Các amino acid.
- Chất kích thích sinh học.
- Chất chiết xuất từ rong biển, tảo.
- Chất thay thế các hợp chất chelate (phức hợp hoặc hữu cơ)
- Dạng thức vật lý (tinh thể, huyền phù...)
6. KẾT LUẬN.
Bón Phân Qua Lá, kể cả đối với dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, là cần thiết để lạc quan hoá về năng suất, chất lượng dẫn đến gia tăng lợi tức cho nhà nông. Đối với nhiều vụ mùa ở khắp nơi trên thế giới, BPQL đã minh chứng tính hiệu quả tính hiệu lực của nó, do đó nông dân nên được khuyến khích áp dụng phương pháp này kể cả trên các loại cây trồng chưa được khảo nghiệm tới. Tài liệu này nhằm cung cấp những quy luật chung để áp dụng cho đúng phương pháp BPQL đối với các loại cây trồng như vậy./.
NGUỒN: http://www.humixvn.com
Tác giả: Harmen Tjalling HOLWERDA.
Phân bón lá bổ sung thêm thức ăn đặc biệt là vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn. Phân bón lót có tác dụng với rau, cây ăn quả, hoa hơn so với ở trên cây lan rừng, loài sống phụ sinh.
Cây hoàn toàn không thể phát triển bình thường nếu không có các nguyên tố vi lượng như Bo(B), man gan(Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu), Molipđen(Mo), một số cây cần cả nhôm (Al), silic (Si). Người ta đã chứng minh những nguyên tố này là tuyệt đối cần thiết cho cây. Các nguyên tố đó được xem như là các chất kích thích và các loại phân bón chứa chúng được gọi là các loại phân xúc tác hoặc phân kích thích, chúng đã thúc đẩy sự phát triển của thực vật. Sự thiếu từng nguyên tố vi lượng và đa lượng riêng biệt trong đất gây ra các chứng bệnh cho thực vật, động vật và người.
Phương thức sử dụng phân bón lá
- Sử dụng phân bón lá cho phong lan rừng phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn trên bao bì). Nồng độ bón phân qua lá không được cao. Nếu cao cây sẽ bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ.
- Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất. Cây hấp thụ phân bón lá qua khí khổng: lỗ khí khổng phân bố cả mặt trên và mặt dưới lá. ·
Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá;·
Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá;·
Những cây thân gỗ số lượng lỗ khí khổng lớn, từ 300-400, đa số chúng đều được bố trí ở mặt dưới lá.
Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng·
Trời râm khí khổng mở, nắng gắt khí khổng đóng;·
Đất quá khô lỗ khí khổng đóng lại;· Gió làm khí khổng đóng lại;
· Nhiệt độ: 10oC-30oC khí khổng mở, Nhiệt độ lớn hơn 30oC lỗ khí khổng đóng lại.
Thời điểm phun phân bón lá·
Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở; ·
Phun khi nhiệt độ dưới 30oC, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước, phân qua rễ;·
Thời gian phun: 9-10h sáng và 2-3h chiều về mùa đông.
7-8h sáng hoặc 5-6h chiều về mùa hè. ·
Phân bón lá định hướng cho từng loại như các loại cây lấy hoa, lấy củ, lấy hạt...phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì;·
Những chế phẩm tăng năng suất cây trồng hoàn toàn không độc với người và cây trồng vì những chất đưa vào cây là những chất đã có sẳn trong cây trồng ở nồng độ thấp, chưa đáp ứng cho cây phát triển tốt được; không nên dùng quá liều chỉ định gây độc (bội thực) cho cây, ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển.
Cần chú ý:· Không phun khi trời mưa, nắng to do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao. Không phun sau mưa do cây đã no nước.· Nếu bơm máy tránh ga mạnh gây ảnh hưởng cơ học lên cây.· Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng).· Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.
Những ruộng chỉ định không được dùng chế phẩm· Ruộng bị sâu bệnh không có khả năng cứu chữa.. Ruộng thiếu nước bị hạn nặng./.
Tác giả: Duy Huynh - Phòng Trồng trọt, Sở NN Thanh Hóa
Nguồn bài viết: snnptnt.thanhhoa.gov.vn
Sau chừng 10 ngày chăm sóc, lan trồng trên than trấu vẫn phát triển bình thường như trồng trên thân dớn, ông Quỳnh quyết định xây dựng một nhà xưởng rộng khoảng 70m2, lợp mái tôn để che mưa, nắng. Hai chiếc lò đốt hoạt động đã cho sản phẩm than trấu đạt các tiêu chuẩn và chất lượng để thay thế giá thể thân dớn trên toàn bộ trang trại lan.
(Lan rừng) - Vườn lan Anh Quỳnh ở đường Vạn Kiếp, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng từ lâu trở thành điểm đến quen thuộc của giới chơi lan và khách du lịch gần xa.
Trang trại Quỳnh Anh trồng lan xanh tốt trên giá thể than trấu.
Dưới tán lá và những cành hoa lan xanh tốt đó, chủ nhân của chúng đã dùng vỏ trấu đốt thành than để chăm bón, thay thế cho giá thể cây dớn đang ngày càng cạn kiệt trong rừng...
Từ chiếc lò đốt trấu của Nhật
Ông Đoàn Văn Quỳnh - chủ nhân vườn lan Anh Quỳnh nhớ lại: Cách đây chừng 6 năm, một người quen đi du lịch đến một vùng nông nghiệp công nghệ cao của Nhật, đã phát hiện nhiều trang trại của nông dân tự sản xuất giá thể trồng hoa địa lan từ các lò đốt than vỏ trấu khá đơn giản nhưng hiệu quả cao.
Trang trại lan rừng Quỳnh Anh rộng hơn 6.000m2, chuyên canh quanh năm trên dưới 20 nghìn chậu lan với nhiều lứa tuổi trồng, với nhiều giống loài khác nhau.
Chính người này đã ghi nhớ tỉ mỉ sơ đồ hoạt động của lò đốt than vỏ trấu rồi về mô tả lại từng chi tiết cho ông. "Khi đó, nhiều người trồng lan ở Đà Lạt đã sử dụng giá thể từ vỏ cà phê cho kết quả rất tốt. Và tôi cũng đã nghĩ đến có thể dùng giá thể vỏ hạt lúa (trấu) vì trấu ở Việt Nam rất nhiều, nhưng vẫn chưa tìm ra cách chế biến khả dĩ nào. Giờ có “bảo bối” trong tay, tôi mừng như chính mình vừa sáng kiến ra vậy…" - ông Quỳnh kể.
Theo "bản vẽ" thiết kế của người quen, ông Quỳnh bắt tay ngay vào lắp đặt lò đốt vỏ trấu trong khuôn viên vườn lan của mình. Việc trước tiên, ông thuê thợ gò hàn một chiếc lò theo hình một chiếc xô nhỏ đựng nước, đặt miệng lò úp xuống đất; đáy lò nối với đường ống khói lên trên cao. Vỏ trấu được đốt âm ỉ bên trong và thả khói ra ngoài đồng thời hút không khí vào trong lò giữ nhiệt.
Phải có người canh trực trấu cháy đỏ đến phần nào thì trộn đều đến phần đó, giữ độ lửa đủ nóng cho trấu thành than chứ để thành tro là coi như thành phế phẩm. Đốt từ 7 giờ sáng đến 16 giờ chiều hôm ấy, ông Quỳnh cho ra mẻ than trấu giá thể lần đầu, đong đầy vào 30 chậu lan loại trung bình (đường kính khoảng 30 cm, cao khoảng 40 cm).
Sau chừng 10 ngày chăm sóc, lan trồng trên than trấu vẫn phát triển bình thường như trồng trên thân dớn, ông Quỳnh quyết định xây dựng một nhà xưởng rộng khoảng 70m2, lợp mái tôn để che mưa, nắng. Hai chiếc lò đốt hoạt động đã cho sản phẩm than trấu đạt các tiêu chuẩn và chất lượng để thay thế giá thể thân dớn trên toàn bộ trang trại lan.
Vừa tiết kiệm, vừa giữ rừng
Việc chuyển đổi giá thể từ dớn sang than trấu đại trà, ông Quỳnh tiến hành theo từng khu vực nối liền nhau. Khi than trấu vào chậu lan ở khu vực trước xanh tốt thì mới rút kinh nghiệm chăm bón đến khu vực tiếp theo. Cứ vậy đã qua 6 năm nay, đã có hơn 95% số lan của trang trại Quỳnh Anh trồng trên giá thể than trấu với cành lá xanh tốt, hàng năm ra hoa đạt cả về số lượng và chất lượng. Ông Quỳnh tính toán: Cứ 2kg trấu khô đốt thành 1kg trấu than.
Mỗi chậu lan kích cỡ trung bình thì bón khoảng 1kg đến 1,5kg giá thể trấu than. Tổng khối lượng giá thể trấu than sử dụng trong trang trại Quỳnh Anh hiện khoảng trên dưới 25 tấn. "Tính hết cả tiền xây nhà lò, lắp đặt lò và công đốt lò… thì số tiền đầu tư giá thể than trấu để trồng lan chỉ bằng một phần mười số tiền đầu tư giá thể thân dớn mua từ rừng mang ra… " - ông Quỳnh nói.
Hơn nữa, ưu thế của giá thể than trấu là thoát nước nhanh, ngăn ngừa hiệu quả bệnh thối rễ của lan thường lây lan trên diện rộng trong mùa mưa Đà Lạt.
Hiện tại đã có thêm 6 vườn lan rừng trong TP. Đà Lạt xây dựng lò đốt than trấu làm giá thể theo hướng dẫn của ông Quỳnh. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều và nhiều hơn nữa những lò đốt than trấu mới làm giá thể cho lan bởi như vậy sẽ vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa hạn chế dần và đi đến chấm dứt tình trạng khai thác tràn lan cây dớn ở rừng, góp phần mang lại lợi ích bảo vệ môi trường sinh thái rừng ở Đà Lạt.
Văn Việt
Nguồn: Dân Việt.vn
Subscribe to:
Posts (Atom)