Phân bón lá bổ sung thêm thức ăn đặc biệt là vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn. Phân bón lót có tác dụng với rau, cây ăn quả, hoa hơn so với ở trên cây lan rừng, loài sống phụ sinh.
Cây hoàn toàn không thể phát triển bình thường nếu không có các nguyên tố vi lượng như Bo(B), man gan(Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu), Molipđen(Mo), một số cây cần cả nhôm (Al), silic (Si). Người ta đã chứng minh những nguyên tố này là tuyệt đối cần thiết cho cây. Các nguyên tố đó được xem như là các chất kích thích và các loại phân bón chứa chúng được gọi là các loại phân xúc tác hoặc phân kích thích, chúng đã thúc đẩy sự phát triển của thực vật. Sự thiếu từng nguyên tố vi lượng và đa lượng riêng biệt trong đất gây ra các chứng bệnh cho thực vật, động vật và người.
Phương thức sử dụng phân bón lá
- Sử dụng phân bón lá cho phong lan rừng phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn trên bao bì). Nồng độ bón phân qua lá không được cao. Nếu cao cây sẽ bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ.
- Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất. Cây hấp thụ phân bón lá qua khí khổng: lỗ khí khổng phân bố cả mặt trên và mặt dưới lá. ·
Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá;·
Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá;·
Những cây thân gỗ số lượng lỗ khí khổng lớn, từ 300-400, đa số chúng đều được bố trí ở mặt dưới lá.
Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng·
Trời râm khí khổng mở, nắng gắt khí khổng đóng;·
Đất quá khô lỗ khí khổng đóng lại;· Gió làm khí khổng đóng lại;
· Nhiệt độ: 10oC-30oC khí khổng mở, Nhiệt độ lớn hơn 30oC lỗ khí khổng đóng lại.
Thời điểm phun phân bón lá·
Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở; ·
Phun khi nhiệt độ dưới 30oC, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước, phân qua rễ;·
Thời gian phun: 9-10h sáng và 2-3h chiều về mùa đông.
7-8h sáng hoặc 5-6h chiều về mùa hè. ·
Phân bón lá định hướng cho từng loại như các loại cây lấy hoa, lấy củ, lấy hạt...phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì;·
Những chế phẩm tăng năng suất cây trồng hoàn toàn không độc với người và cây trồng vì những chất đưa vào cây là những chất đã có sẳn trong cây trồng ở nồng độ thấp, chưa đáp ứng cho cây phát triển tốt được; không nên dùng quá liều chỉ định gây độc (bội thực) cho cây, ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển.
Cần chú ý:· Không phun khi trời mưa, nắng to do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao. Không phun sau mưa do cây đã no nước.· Nếu bơm máy tránh ga mạnh gây ảnh hưởng cơ học lên cây.· Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng).· Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.
Những ruộng chỉ định không được dùng chế phẩm· Ruộng bị sâu bệnh không có khả năng cứu chữa.. Ruộng thiếu nước bị hạn nặng./.
Tác giả: Duy Huynh - Phòng Trồng trọt, Sở NN Thanh Hóa
Nguồn bài viết: snnptnt.thanhhoa.gov.vn