Năm 2016 là năm du lịch Việt Nam giành được nhiều kết quả tốt đẹp. Bên cạnh việc lần đầu tiên đạt kỷ lục đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế, ngành du lịch còn thực hiện được một bước đột phá nhằm nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua chiến dịch rà soát, chấn chỉnh chất lượng du lịch hệ thống cơ sơ lưu trú.
*Mạnh tay thu hồi hạng sao
Sau Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch diễn ra ở Hội An tháng 8/2016, Tổng cục Du lịch đã triển khai chiến dịch nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú với việc tổ chức 16 hội nghị quán triệt chủ trương với sự tham gia của 47 tỉnh, thành. Tổng cục Du lịch phối hợp với các địa phương, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tiến hành tổng kiểm tra cơ sở lưu trú tại 22 tỉnh, thành là địa bàn du lịch trọng điểm, đặc biệt tập trung vào phân khúc từ 3 - 5 sao. Phú Quốc là điểm cuối cùng trong năm 2016 được tiến hành rà soát, kiểm soát các cơ sở lưu trú. Đã có 35 khách sạn từ 3-5 sao, nhắc nhở. và thu hồi hạng sao của 35 khách sạn, trong đó có 1 khách sạn 5 sao tại Quảng Ninh; 9 khách sạn 4 sao, 25 khách sạn 3 sao. Có thể thấy 35 khách sạn bị thu hồi hạng sao trong tổng số hơn 400 khách sạn 3 sa o, hơn 200 khách sạn 4 sao, 107 khách sạn 5 sao vẫn là một tỷ trọng nhỏ nh ưng đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ của du lịch Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định: Chiến dịch rà soát, chấn chỉnh chất lượng các cơ sở trú là một hoạt động trọng tâm về quản lí nghiệp vụ của ngành du lịch nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch , Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam , Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch.
Sở dĩ Tổng cục Du lịch tiến hành Chiến dịch là do thời gian qua, cơ sở lưu trú của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, đặc biệt tập trung vào phân khúc từ 3-5 sao. Chất lượng các cơ sở lưu trú của Việt Nam nhìn chung là tốt, không thua kém các nước trong khu vực về mặt bằng chung số lượng, chất lượng và cả cơ cấu loại hình. Các nhà đầu tư chiến lược đã hình thành chuỗi khách sạn cao cấp, đồng bộ với chất lượng tốt; nhiều khu nghỉ dưỡng đã nhận được giải thưởng quốc tế , góp phần quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam .
Lãnh đạo ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế tặng hoa chúc mừng những du khách quốc tế đầu tiên đến Huế trong năm 2017. Ảnh: Quốc Việt- TTXVN
Ông Nguyễn Văn Tuấn cũng cho biết: Bên cạnh sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú còn xuất hịện một số trường hợp khách sạn mạo danh, khách sạn sau khi được xếp hạng đã không giữ được cơ sở vật chất, quản trị, kĩ năng nghề cũng như chất lượng nhân lực. Việc này phải được chấn chỉnh vì việc đổi mới phải được thực hiện trước tiên ở chính ngành du lịch. Hệ thống khách sạn chính là bộ phận tiên phong, cần đột phá vào đó để kiểm soát chất lượng dịch vụ. Do đó, Tổng cục Du lịch đã tiến hành đồng loạt chiến dịch ở các vùng trọng điểm du lịch. Đến hết năm 2016, về cơ bản chiến dịch đã kết thúc, phủ sóng toàn bộ các hoạt động của chiến dịch này.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cũng khẳng định: Chiến dịch thay đổi hình ảnh Du lịch Việt Nam, tổng kiểm tra rà soát các cơ sở lưu trú đang thực hiện có hiệu quả rất tốt, tác động lan tỏa tới toàn hệ thống cơ sở lưu trú trên toàn quốc, tạo được niềm tin cho cả người làm nghề lẫn khách du lịch. Đặc biệt, Bộ sẽ xây dựng và triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn về lưu trú du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; sớm hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia trong du lịch.
Thời gian tới, toàn ngành sẽ tiếp tục thực hiện, đồng thời mở Chiến dịch mới tổng kiểm tra, rà soát, nâng cao chất lượng dịch vụ mảng lữ hành. Những cơ sở lưu trú, công ty lữ hành không đảm bảo chất lượng, vi phạm Luật Du lịch sẽ xử lý nghiêm, thu hồi quyết định công nhận hạng sao hoặc giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; kiểm soát để không để nảy sinh vấn đề mới. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ làm đến cùng để lấy lại được niềm tin của khách du lịch, người dân về môi trường du lịch lành mạnh, điểm đến Việt Nam an toàn, thân thiện, chất lượng và đáng đến...
* Doanh nghiệp đồng thuận, ủng hộ
Theo lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Chiến dịch rà soát, chấn chỉnh chất lượng các cơ sở lưu trú thời gian qua nhằm tạo hiệu ứn g mạnh mẽ, lan tỏa rộng rãi trong giới kinh doanh lưu trú về việc đảm bảo chất lượng, thay đổi thái độ với du khách trong thời gian tới. Đ ây là chương trình hướng tới vẻ đẹp hoàn thiện của du lịch Việt Nam.
Chiến dịch đã thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Du lịch, các địa phương, nhận được sự đồng thuận cao nên các khách sạn đều nghiêm túc chấp hành quyết định. Chiến dịch đã tác động tới lãnh đạo các doanh nghiệp khách sạn, lãnh đạo các địa phương về việc tự ý thức thay đổi, hoàn thiện, làm mới mình để tăng khả năng cạnh tranh của du lịch các địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời, Chiến dịch này còn tăng cường hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ trong toàn bộ hệ thống cơ sở lưu trú.
Hầu hết các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch đều bày tỏ mong chờ chiến dịch triển khai quyết liệt sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho sự thay đổi toàn diện của ngành Du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp đều cho rằng: C hất lượng cơ sở lưu trú của Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều, đặc biệt là các khách sạn 4-5 sao tại trung tâm các thành phố lớn và vùng trọng điểm du lịch. Không thể để một số lượng nhỏ những cơ sở không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng tới cả hệ thống cơ sở lưu trú và cao hơn nữa là hình ảnh du lịch Việt Nam. Chủ trương rà soát , chấn chỉnh các cơ sở lưu trú trên toàn quốc đã góp phần tạo sự đột phá cho du lịch Việt Nam.
Đại diện hãng lữ hành HaNoi Redtour cho hay: Chiến dịch rà soát, chấn chỉnh các cơ sở lưu trú và coi đây là khâu đột phá cho du lịch Việt là một việc nằm trong tầm ta y bởi Việt Nam đã có Bộ tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng khách sạn. Tổng cục Du lịch khi tiến hành công nhận hạng sao cho các cơ sở lưu trú hoặc kiểm tra, giám sát cũng căn cứ vào những tiêu chuẩn này.
Bên cạnh việc rà soát, kiểm tra chất lượng của các cơ sở lưu trú cũng cần vận động, tạo điều kiện cho các cơ sở hoàn thiện chất lượng dịch vụ bằng cách tổ chức các lớp đào tạo mới, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ của những người làm trong ngành du lịch. C ác cơ sở phải thay đổi nhận thức và nhận thấy việc chấn chỉnh hệ thống khách sạn là cần thiết, vì sự lớn mạnh của mình, tự nguyện tham gia. Từ đó, chiến dịch sẽ tạo ra tiếng vang và có sức lan tỏa lớn trong toàn ngành du lịch .
Huyền ảo Sa Pa (Lào Cai). Ảnh: TTXVN
Có thể nói, qua đợt kiểm tra của Tổng cục Du lịch đã giúp các doanh nghiệp ở nhiều trọng điểm du lịch “soi” lại mình, hoàn thiện, đáp ứng chất lượng dịch vụ; đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp, phương thức quản lý theo sát thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của sự phát triển.
Thanh Giang - Theo dantocmiennui