Vị trí Dự án căn hộ Vincity Quận 9 có thực sự phù hợp với các bạn đang quan tâm đến dự án Vincity hay không? Dự kiến những căn hộ đầu tiên sẽ được bàn giao trong vòng 2 năm nữa (hoặc ít hơn). Vậy tình hình kết nối hạ tầng giao thông đến với Vincity Quận 9 trong thời điểm hiện tại và sau này như thế nào?

Với những khách hàng quan tâm đến tình hình bất động sản hầu như đã biết về việc phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng của Quận 9 trong thời gian qua. Chúng tôi xin được trích một bài viết về một dự án khác nhưng có đề cập đến vấn đề hạ tầng và kết nối giao thông tại Quận 9, cũng như tiềm năng phát triển của Quận 9, và tình hình bất động sản năm 2016 tại TpHCM, vui lòng xem thêm Bất động sản Quận 9 phát triển nhờ hạ tầng giao thông.

Vincity - khu đô thị rộng 356ha tại Quận 9 có "hưởng lợi" từ quy hoạch bài bản hay không, mời bạn cùng phân tích cách thông tin sau:

Dự án căn hộ Vincity Quận 9 và các phân khu quan trọng

Vincity nằm tại phường Long Bình, Quận 9, ngay tại ngã ba Gò Công, giao giữa đường Nguyễn Xiển và Nguyễn Văn Tăng. Vincity được bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Tắc, một mặt giáp với khu dân cư hiện hữu, và một mặt đường Nguyễn Xiển. Địa thế này giúp cho Vincity luôn mát, điều kiện để hình thành môi trường sống tốt sau này... Ngoài ra, từ Vincity Quận 9, cư dân di chuyển đến các phân khu quan trọng tại Quận 9 và TP.HCM đang được tập trung đầu tư, tạo nên sự tiện lợi và tiềm năng về giá trong tương lai:

  • 10 phút để di chuyển đến bến xe Miền Đông mới (7,8km). Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, trước ngày 30/1/2018, bến xe Miền Đông mới sẽ chính thức đi vào hoạt động. Dự án bến xe Miền Đông mới có tổng diện tích trên 16ha. Trong đó, 12,3ha nằm trên địa bàn Q.9 (TP.HCM), phần còn lại 3,7ha thuộc H.Dĩ An (Bình Dương). Bến xe mới sẽ bao gồm trung tâm thương mại, khu phức hợp mua sắm, vui chơi giải trí, nhà hàng khách sạn. Đồng thời kết nối với tuyến metro số 1 Bến Thành (Q.1) - Suối Tiên (Q.9). Bến xe này sẽ phục vụ khoảng 7 triệu lượt hành khách/năm.

  • 5 phút để tới khu trung tâm Công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh: nơi hơn 120 tập đoàn công nghệ đa quốc gia hàng đầu thế giới như Intel (Hoa Kz), Nidec (Nhật Bản), Sanofi (Pháp), Datalogic (Ý), Rockwell Automation (Mỹ) cũng như các Viện nghiên cứu, Tập đoàn công nghệ lớn trong nước (FPT, Hutech, Nanogen…) đã thiết lập công ty. Dẫn đến việc tập trung một lượng lớn chuyên gia nước ngoài về đây làm việc, tạo nhu cầu cho thuê cực kỳ cao. 

  • 10 phút để tới Làng Đại học mới:  Theo quy hoạch, khu Giáo dục – Đào tạo chung có quy mô 172.92 ha, dự kiến gồm 6 khu trường đại học và một khu chức năng đô thị. Cụ thể: Trường ĐH Kinh Tế (50ha) đầu đường liên phường, Trường Cán bộ ngành giáo dục Thành phố (5 ha), Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh(29.66ha) - đang thi công, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành(13.69) - Công nghệ cao, Trường ĐH Tài chính Marketing(19.51ha) - Lã Xuân Oai, Trường ĐH Tài chính Hải quan(16.48ha), Trường ĐHQG: sau lưng Melosa, Khu ký túc xá, nhà công vụ, trung tâm thương mại dịch vụ(17.05ha)… Trường Fullbright của Mỹ, tổng vốn đầu tư 70 triệu đô, diện tích 15ha tại khu Công nghệ cao TP.HCM. Mạng lưới trường học giúp gia tăng cán bộ, công nhân viên chức tri thức tập trung về đây.

  • 10 phút (6,8km) để tới trạm cuối Depot Long Bình của tuyến Metro 1: Bến Thành - Suối Tiên. Tuyến metro số 1 có tổng chiều dài 19,7 km; gồm 2,6 km ngầm và 17,1 km trên cao. Tuyến có tổng cộng 14 ga, với 3 ga ngầm, 11 ga trên cao; và depot Long Bình tại quận 9. Tổng mức đầu tư dự kiến của toàn tuyến là hơn 47.325 tỷ đồng. Trong đó, hơn 41.833 tỷ đồng là vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA. Còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách TP.HCM. Tuyến metro số 1 dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào cuối năm 2020; và hiện đã hoàn thành khoảng 40% khối lượng công việc (tháng 6/2017). Tuyến metro này dự kiến sẽ vận chuyển khoảng 186.000 hành khách/ngày. Đến năm 2020 sẽ vận chuyển 620.000 hành khách/ngày và đến năm 2040 vận chuyển được hơn 1 triệu hành khách/ngày. Với tốc độ tàu metro chạy từ 40-60km/giờ trên lộ trình Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7km chỉ mất khoảng 30 phút (cứ 5 phút có một chuyến xuất bến và tàu dừng ở mỗi ga bình quân 1,5 phút để đón và trả khách). Như vậy, cư dân Vincity có thêm 1 phương tiện di chuyển về trung tâm thành phố nhanh chóng và tiện lợi.

  • 1 giờ (40km) để tới Sân bay quốc tế Long thành - Dầu Giây tổng kinh phí 3 Giai đoạn 18 tỷ USD từ năm 2019 – 2030. Mục tiêu mà Bộ GTVT đang đề ra là sẽ khởi công sân bay Long Thành vào năm 2019, hoàn thành vào năm 2022 và đầu năm 2023 đưa vào khai thác giai đoạn 1. Sân bay quốc tế có công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất các giai đoạn (gồm 3 giai đoạn), đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

  • 20 phút (7,8km) để đến Bệnh viện Ung Bướu 2. Cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM có quy mô 1.000 giường, xây dựng trên thửa đất rộng 55.594 m2 tại phường Tân Phú (quận 9), tiếp giáp tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Dự án này có tổng diện tích sàn xây dựng là 120.000 m2, chia ra làm 3 khối nhà với nhiều bộ phận chức năng gồm khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú, khu Điều trị nội trú, khu Kỹ thuật nghiệp vụ, khu Hành chính quản trị, bãi đậu xe và sân đậu trực thăng phục vụ công tác vận chuyển bệnh nhân cấp cứu. Dự kiến công trình này hoàn thành và đưa vào hoạt động cuối năm 2017.


Vị trí Vincity trên bản đồ vệ tinh thể hiện không gian xanh tại đây 

Liên kết vùng & Các phương án di chuyển từ dự án Vincity Quận 9

Nhờ kế thừa cơ sở hạ tầng sẵn có cũng như chủ trương đầu tư phát triển mà Vincity Quận 9 nhận được nhiều ưu thế về giao thông cũng như di chuyển. Sau đây là một số phương án di chuyển từ Vincity Quận 9:

Về Quận 2 thông qua Nguyễn Duy Trinh: Từ Vincity đi Nguyễn Duy Trinh về tới đường Vành Đai 2 (Võ Chí Công) – nơi giao với đường Cao Tốc để lên cao tốc Long Thành Dầu Giây là 9km. Đường cao tốc đoạn từ Vành Đai 2 này đến Mai Chí Thọ Quận 2 dài khoảng 4km đã cho xe máy đi, thời gian đi khoảng 10 phút. Cộng với thời gian đi từ Vincity đến Cao tốc khoảng 20 phút nữa. Tổng thời gian có thể đi bằng xe máy từ Vincity vào Mai Chí Thọ Quận 2 khoảng 30 phút. Đường cao tốc được đi với tốc độ 50km/h, đường 3m, thông thoáng. Khoảng tháng 02/2018 đoạn đường cho xe máy đi này sẽ được thay bằng đường song song với cao tốc đang được triển khai. 

Về Quận 7 qua Nguyễn Duy Trinh: Từ Vincity đi Nguyễn Duy Trinh tới Vành Đài 2, và theo Vành Đai 2 qua cầu Phú Mỹ tới Nguyễn Văn Linh Quận 7 là 18,5km. Thời gian đi khoảng 40 phút. Đường tương đối khó khăn do Container vào các cảng Cát Lái, kẹt xe tại vòng xoay Mỹ Thủy. Tuy nhiên thời gian tới tình trạng này sẽ được giảm nhiều khi hầm chui Mỹ Thuỷ và tuyến Vành Đai 3 đi vào hoạt động.

Kết nối về Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Dương qua Vành Đai 3: Điểm nổi bậc trong kết nối giao thông của Vincity là đường Vành Đai 3. Ngoài các tuyến đường như chúng tôi đã phân tích ở trên, đường Vành Đai 3 có vai trò chiến lược trong sự phát triển của cả vùng Đông Nam Bộ bao gồm TPHCM, Đồng Nai và Bình Dương. Và là con đường chủ đạo của dự án Vincity.

Tiềm năng từ phát triển hạ tầng giao thông

Đường Vành Đai 3 kết hợp với cao tốc Bến Lức – Long Thành giúp giao thông liên vùng Đông Nam Bộ được nhanh chóng, giảm lưu lượng giao thông vào trong các quận nội thành TPHCM, tăng khả năng vận chuyển hàng hóa vùng và phát triển không gian đô thị của cả vùng Đông Nam Bộ.

Dự kiến cuối năm 2017 đường Vành Đai 3 sẽ được triển khai đoạn từ Nhơn Trạch đến Tân Vạn, đi qua địa bàn Quận 9, TPHCM. Khi đoạn này hoàn thành, kết hợp với cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ là tuyến đường chính đi từ Quận 9 - Thủ Đức - Bình Dương về Nhà Bè – Bình Chánh – Cụm cảng Hiệp Phước – Huyện Cần Giuộc Long An – Cảng Quốc tế Long An – Cần Giờ - các tỉnh miền Tây. Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đang được triển khai, dự kiến hoàn thành cuối năm 2018 hoặc 2019.

Hiện tại, các dự án như Cảng Quốc tế Long An, cụm cảng Hiệp Phước và các dự án gần đó đã và đang được triển khai... Tính chất kết nối vùng của đường Vành Đai 3, đường cao tốc Bến Lức – Long An thật giá trị. Giúp cho các địa phương gần lại với nhau hơn bao giờ hết.

Vincity là dự án nằm trên tuyến đường Vành Đai 3 (gần Vành Đai 3) king bay sẽ có rất nhiều lợi thế cho cộng đồng cư dân sống ở đây. Từ Vincity về tất cả các vùng đều thuận lợi nhờ vào các đường: Vành Đai 3, Vành Đai 2, cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long An, và các đường xuyên tâm hiện hữu.

Quy hoạch Vincity với đường Vành Đai 3 nằm trong tổng thể dự án

Vậy, Vincity Quận 9 có khuyết điểm gì không?

Cái thiếu của Vincity hiện tại là đường Vành Đai 3 chưa được triển khai, đường kết nối với Vành Đai 2 và Cao tốc Long Thành – Dầu Giây còn “rườm rà”. Muốn vào Vành Đai 2, cao tốc Long Thành (để vào Quận 1, Quận 2) phải đi đường Nguyễn Duy Trinh, hoặc đường nhỏ để vào khu Công nghệ cao. Và đường đi vào khu công nghệ cao (sau đó ra Vành Đai 2 và lên cao tốc) là đường đi vào trung tâm nhanh nhất ở thời điểm hiện tại. Thời gian đi khoảng 35-40 phút như đã nêu ở trên.

Hy vọng qua các phân tích trên sẽ giúp quý khách hình dung được các phương án giao thông khi ở tại Vincity cũng như việc giao thông đi lại của các bạn sau này. Và chắc chắn sau này khi giao thông ngày càng phát triển thì phương thức đi lại hằng ngày cũng ngày càng thay đổi, giống như việc sẽ ngày càng có nhiều người sử dụng phương tiện giao thông công cộng như tại các nước tiên tiến khác, hoặc việc sử dụng xe ô tô ngày càng nhiều... Khi đó ở tại Vincity sẽ thật sự thuận tiện và lúc đó các bạn còn cho là gần nữa... Vì theo thực tế tại các nước phát triển và ngay tại các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaisia thì các khu đô thị vệ tinh cách xa trung tâm thành phố từ 40 - 50km.

Khác với một số quan niệm chưa chính xác về Quận 9 như còn chưa phát triển, không thực sự tiềm năng để đầu tư mua căn hộ, dựa vào các thông tin trên, có thể thấy, Quận 9 đang được tập trung đầu tư và phát triển không ngừng. Chắc chắn, khi các hệ thống tiện ích và giao thông đã hình thành, giá trị bất động sản tại đây sẽ gia tăng theo và việc đầu tư cho Vincity Quận 9 là đáng cân nhắc để đón đầu làn sóng phát triển tại đây với mức giá tốt nhất.